Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cromit Cổ Định - Thanh Hóa: Hồi sinh và đổi mới trên lối đi cũ

14:35 | 30/07/2013

5,295 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thanh Hóa được đánh giá là địa phương không có nhiều tiềm năng về quặng, tài liệu địa chất cho thấy, chỉ có một số điểm quặng phong hóa chủ yếu để làm phụ gia ximăng. Nhưng thiên nhiên lại ban tặng xứ Thanh quặng cromit, đây là mỏ duy nhất ở Việt Nam và là mỏ lớn nhất Đông Nam Á, với trữ lượng 22-25 triệu tấn. Trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của một công ty cromit vang bóng xa xưa, ngày nay, Công ty CP Cromit Cổ Định - Thanh Hóa, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đang dần vươn lên, phát triển một hình hài mới.

1. Nhiều năm trước đây, vùng quặng mỏ cromit Cổ Định, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã là một địa điểm nổi tiếng trong khai thác quặng cromit của cả nước. Tuy nhiên, việc khai thác quặng cromit ở đây chỉ dừng lại ở các công đoạn khai thác, sau đó vận chuyển đi bán cho các địa điểm sơ chế trong nước và nước ngoài, đa phần là bán sang Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, thời gian trước, các cơ quan thông tấn báo chí đề cập nhiều đến tình hình an ninh trật tự tại vùng mỏ này, bởi nhiều người dân ngang nhiên xâm nhập vào vùng mỏ trồng keo và khai thác quặng trái phép, bất chấp lực lượng giải tỏa của công ty cũng như chính quyền địa phương. Đã nhiều lần lực lượng bảo vệ của công ty buộc phải xô xát với người dân.

Ông Phạm Văn Đoan, Phó giám đốc công ty, phụ trách bảo vệ vùng mỏ cho biết, công ty đã có những biện pháp quyết liệt như tăng cường lực lượng bảo vệ, phối kết hợp với Trung tâm vệ sĩ Thanh Hóa, Công an huyện Triệu Sơn và công an tỉnh để ngăn chặn tình trạng “quặng tặc” trên. Có thời điểm, hằng ngày, lực lượng bảo vệ của công ty đã giải tỏa hàng chục điểm khai thác quặng trái phép, thường xuyên phối hợp với lực lượng công an bắt hàng trăm đầu máy của quặng tặc, thu hàng nghìn cây keo trồng trái phép. “Tình trạng này gần như đã giải quyết xong. Bây giờ chúng tôi có thể toàn tâm toàn ý với dự án của mình”, ông Đoan khẳng định.

Một góc công trường khai thác quặng cromit

Năm 2004, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Chỉ thị số 10/CTUB về việc tạm ngừng toàn bộ hoạt động khai thác và chế biến, xuất khẩu quặng cromit trên địa bàn tỉnh. Chấp hành chỉ thị trên, mỏ đã tạm ngừng hoạt động khai thác để tập trung lập dự án chế biến sâu nguồn quặng. Tháng 2/2008, Hội đồng Quản trị Vinacomin đã phê duyệt điều chỉnh cơ cấu Công ty CP Cromit Cổ Định - Thanh Hóa để nâng cao năng lực của công ty và thực hiện chủ trương của Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chế biến sâu các loại khoáng sản, đặc biệt là quặng cromit tại Thanh Hóa.

Theo đó, vốn điều lệ của công ty được nâng từ 50 tỉ đồng lên 800 tỉ đồng và trở thành công ty con của Tập đoàn. Công ty đã mời Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim lập dự án nhà máy sản xuất ferocrom cacbon cao với phương châm: Phát triển sản xuất hài hòa với môi trường, hài hòa với địa phương và cộng đồng, hài hòa với đối tác, bạn hàng và hài hòa với các thành viên trong Vinacomin.

Để đạt được những thành công bước đầu như ngày hôm nay, còn rất nhiều những lời giải khác nữa thể hiện một cromit Cổ Định đang hồi sinh.

2. Hiện nay, Công ty CP Cromit Cổ Định - Thanh Hóa đang triển khai hai dự án trọng điểm. Một là dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ferocrom cacbon cao công suất 20.000 tấn/năm, được thực hiện từ năm 2008. Đến cuối năm 2011, dự án cơ bản hoàn thành, đã lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyền thiết bị, chỉ chờ đường điện 110kV xong là sẽ tiến hành chạy thử. Hai là dự án đầu tư điều chỉnh khai thác và tuyển quặng mỏ Cromit Cổ Định, công suất từ 40.000 tấn lên 80.000 tấn Cr2O3. Dự án đã được HĐQT Công ty Cromit thông qua, phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 585 tỉ đồng. Đến thời điểm hiện tại, gói thầu cải tạo 2 dây chuyền SN1 và SN2 công suất 5.000 tấn/năm/dây chuyền đã hoàn thiện, chạy thử đạt công suất thiết kế, đang hoạt động khai thác.

Ông Phạm Minh Quân, Giám đốc công ty cho biết, ferocrom là hợp kim có giá trị kinh tế cao, chủ yếu cung cấp cho ngành sản xuất thép không gỉ, thép bền nhiệt… do đó, sau khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cho ra đời và bổ sung vào danh mục sản phẩm công nghiệp Việt Nam một mặt hàng mới có giá trị kinh tế cao, không chỉ phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim trong nước mà còn tham gia xuất khẩu. Khi đạt đến công suất thiết kế, hằng năm, nhà máy sẽ tiêu thụ 57.000 tấn quặng, tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hiện tại, dự án được đánh giá là đang đi theo đúng hướng.

Với gói thầu xây dựng 2 dây chuyền khai thác sức nước SN3 và SN4 công suất 10.000 tấn/năm/dây chuyền, hạng mục SN3 đã lắp đặt hoàn thiện và chạy thử đơn động. Ngoài ra, dự án đường dây 110kV cấp điện cho Nhà máy Luyện quặng Ferocrom cacbon cao Cổ Định - Thanh Hóa và trạm biến áp 25MVA - 115/38,5kV đã hoàn thành và chính thức đóng điện đưa vào vận hành, sẵn sàng cung ứng điện cho dây chuyền sản xuất luyện quặng ferocrom cacbon cao.

Mới đây, Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp (Vimcc) - Vinacomin đã có buổi làm việc với Ban Đầu tư của Tập đoàn về việc dự án tuyển quặng Cromit Cổ Định - Thanh Hóa với công suất 150.000 tấn/năm.  Theo đánh giá, nhu cầu của thị trường cũng như giá cả cromit tăng mạnh, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cần phù hợp với kế hoạch phát triển của Vinacomin. Dự kiến đến năm 2015 sản lượng cromit đạt 150.000 tấn/năm đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Để thực hiện được kế hoạch trên, dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng cromit Cổ Định - Thanh Hóa với công suất 150.000 tấn/năm đã được Vimcc phối hợp chủ đầu tư triển khai công việc. Cho tới nay, những giải pháp cơ bản về công nghệ khai thác và tuyển quặng đã được hình thành. Đó là: tài nguyên trữ lượng địa chất mỏ, biên giới và trữ lượng khai trường, công suất và tuổi thọ mỏ, công nghệ khai thác, công nghệ tuyển quặng… trong đó việc lựa chọn công nghệ và quy mô, công suất đã được Vimcc đưa ra 2 phương án. Phương án 1: tuyển thu hồi tinh quặng cromit cấp hạt 0,02-0,3mm, quặng cỡ hạt 0,3-5,0mm để nghiên cứu thu hồi Niken và Coban. Phương án 2: tuyển thu hồi tinh quặng Cromit cấp hạt 0,02-0,2mm, không tính đến việc thu hồi niken và coban trong cấp hạt thô sau này. Với 2 phương án đưa ra, Ban Đầu tư Vinacomin và chủ đầu tư đã thống nhất với Vimcc lựa chọn phương án 2 là tối ưu nhất.

3. Mỏ cromit Cổ Định - Thanh Hóa được khai thác từ những năm 1956 với hơn 57 năm tồn tại và phát triển, qua nhiều giai đoạn thăng trầm: thay đổi đơn vị quản lý, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, thay đổi đầu tư, khai thác… Cromit là quặng chính để sản xuất crôm và hợp chất có crôm. Có vai trò quan trọng trong ngành luyện kim, crôm được coi là linh hồn của các loại thép chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt.

Việc bắt đầu đi vào vận hành sản xuất và chế biến thành công quặng cromit của Công ty CP Cromit Nam Việt được coi là một thành công rất lớn trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Nhà máy Luyện quặng cromit của Công ty CP Cromit Nam Việt (xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn) - một trong những nhà máy có hệ thống dây chuyền hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á đã được khánh thành.

Cũng từ đó đã hạn chế việc khai thác và bán quặng thô, tránh được sự lãng phí tài nguyên khoáng sản, góp phần nâng cao giá trị của tài nguyên đất nước. Những sản phẩm sơ chế từ quặng cromit của Công ty Nam Việt sẽ trở thành nguồn nguyên liệu của các ngành công nghiệp trong nước, đồng thời có thể tham gia xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ với giá trị cao.

Trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ, các thế hệ thợ mỏ Cổ Định luôn tự hào về một thời vang dội, về những thành tích trong lao động sản xuất, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Mỏ đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều danh hiệu thi đua cao quý khác.

P.V