Cổ phiếu “cắm đầu” giảm, đại gia Lê Phước Vũ đã “hết thời”?
Trong phiên giao dịch cuối tuần (24/11), cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen đã suýt chạm sàn, mất tới 6,08% còn 6.950 đồng/cổ phiếu, đây cũng là mức thấp nhất trong lịch sử giá của “ông lớn” ngành tôn thép trong vòng 5 năm trở lại đây.
Với mức giá này, chỉ trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu HSG đã ghi nhận “bốc hơi” gần 37% giá trị. Và nếu so với mức đỉnh giá thiết lập hồi trung tuần tháng 1, cổ phiếu HSG đã giảm giá tới 71,8%.
Đáng chú ý là HSG vẫn sụt giá mạnh bất chấp thanh khoản tại mã này ở mức cao. Tổng khớp lệnh toàn phiên ở mã này lên tới trên 8,9 triệu cổ phiếu, dẫn đầu toàn thị trường.
Mới đây, tập đoàn của đại gia Lê Phước Vũ đã đăng ký mua lại 11.300 cổ phiếu từ cán bộ công nhân viên tham gia chương trình phát hành cổ phiếu năm 2017 nghỉ việc để làm cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, động thái này có vẻ không có tác dụng kích cầu cổ phiếu HSG trên thị trường.
Nhìn chung HSG hiện đang không nhận được khuyến nghị tích cực từ giới phân tích. Nguyên nhân là trong thời gian qua, kết quả kinh doanh của Hoa Sen không mấy tích cực và động lực tăng trưởng có vẻ như đang dần cạn.
Giá cổ phiếu HSG đang ở vùng đáy 5 năm |
Điểm sáng “le lói”
Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2018 (niên độ tài chính 2017-2018) của Hoa Sen ghi nhận khoản lỗ 102 tỷ đồng dù tăng trưởng doanh thu đạt 24%. Mức chênh lệch lớn giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tiếp tục là do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh, chi phí lãi vay cao và lỗ tỷ giá cao dù tăng trưởng sản lượng bán ra ổn định.
Với kết quả này, HSG đã hoàn thành năm tài chính 2018 với doanh thu tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái (34.441 tỷ đồng) trong khi lợi nhuận ròng giảm mạnh 69% (410 tỷ đồng). Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) thì đây là một kết quả kém tích cực.
VCSC cho rằng, sự cạnh tranh gay gắt trong nước và rào cản thương mại đối với thép đang tạo ra những thách thức lớn với các công ty hàng đầu, bao gồm cả Hoa Sen. Theo đó, việc tăng trưởng công suất nhanh trong giai đoạn 2016-2018 đã khiến cạnh tranh trong thị trường tôn mạ trong nước trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trong bối cảnh ngành này có tính nhạy cảm cao với các biến động và chính sách bảo hộ thương mại toàn cầu.
Tuy cho rằng nhu cầu cho sản phẩm, cả trong nước lẫn quốc tế, vẫn duy trì lành mạnh, tuy nhiên theo VCSC, môi trường xuất khẩu đầy thách thức và tình hình trong nước cạnh tranh gay gắt sẽ tạo áp lực cho sản lượng và giá bán của tất cả các công ty trong ngành.
Dẫu vậy, với việc ghi nhận 8% tăng trưởng sản lượng tôn mạ bán ra trong quý IV vừa qua và 11% cho cả năm 2018 (tương đương 1,28 triệu tấn), trong đó chủ yếu là được dẫn dắt bởi thị trường nội địa (tăng tới 18%), thì đây vẫn là điểm sáng duy nhất trong kết quả kinh doanh của Hoa Sen đến thời điểm này.
“Đau đầu” bài toán nợ nần và giá nguyên liệu đầu vào
Vấn đề hiện hữu mà Hoa Sen phải đối mặt hiện nay, đó là biên lợi nhuận gộp tiếp tục kéo dài đà giảm khi giá thép cuộn cán nóng đầu vào và cạnh tranh gia tăng.
Cùng với đó, chi phí lãi vay tác động mạnh đến lợi nhuận và làm xấu đi tình hình tài chính. Chi tiết, chi phí lãi vay tăng mạnh 68% trong năm tài chính 2018 do tổng mức vay nợ của Hoa Sen tăng 21%, đạt 14.300 tỷ đồng so với cuối năm tài chính 2017. Tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của tập đoàn này bị đánh giá là đang ở mức cao 2,69 lần tại cuối năm tài chính 2018.
Mặt khác, lỗ tỷ giá cao hơn dự kiến cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Với việc giảm tỷ lệ sản lượng xuất khẩu trong tổng sản lượng bán ra, Hoa Sen nhận về lượng ngoại tệ ít hơn để có thể bù trừ rủi ro tỷ giá do VND trượt giá 2,57% so với USD trong năm tài chính 2018 cho phần nguyên liệu thép cuộn cán nóng nhập khẩu. Do đó, tập đoàn này ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 191 tỷ đồng trong năm tài chính 2018 so với mức 98 tỷ đồng trong năm 2017.
Giữa bối cảnh này, lãnh đạo Hoa Sen vừa qua đã có một loạt những động thái gây chú ý. Đầu tiên là quyết định bất ngờ bán khu đất nông nghiệp hơn 7.100 m2 tại quận 9 TPHCM, thu về gần 140 tỷ đồng.
Và mới đây nhất, vào ngày 8/11, tập đoàn này tiếp tục ban hành Nghị quyết chấm dứt một số chi nhánh trực thuộc tại Dĩ An – Bình Dương và Châu Thành – Tiền Giang, điều chuyển toàn bộ nhân sự về tập đoàn.
Tôn Hoa Sen từng gây chú ý với sự kiện mời người hùng Nick Vujicic về Việt Nam lan toả tinh thần vượt qua khó khăn, nghịch cảnh
Theo Dân trí
Doanh nghiệp của đại gia Lê Phước Vũ gánh khoản nợ hơn 18.000 tỷ đồng | |
Đại gia Lê Phước Vũ “bay” nửa tài sản chứng khoán | |
Giấc mộng trở thành "trùm thép" của ông Lê Phước Vũ |
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 29/10: Giá dầu thế giới tăng nhẹ đầu phiên
-
Bài 2: Phát triển năng lượng tái tạo như thế nào?
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Tin tức kinh tế ngày 28/10: Tín dụng bất động sản chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế