Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,3%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, với tổng kim ngạch đạt 188,98 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 73,72 tỷ USD, tăng 3% và trị giá nhập khẩu là 115,26 tỷ USD, tăng 9,1%.
Thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc |
Đáng chú ý, riêng trong lĩnh vực nhập khẩu, châu Á chiếm thị phần đến 80,2% kim ngạch của cả nước.
Trong đó, các thị trường nhập khẩu lớn nhất ở châu lục này có thể kể đến là: Trung Quốc chiếm 29,5% tổng kim ngạch cả nước; Hàn Quốc chiếm 18,6%; Nhật Bản 7,4%; cả khu vực ASEAN chiếm 13,1%.
Ở lĩnh vực nhập khẩu, dù không chiếm ưu thế lớn như nhập khẩu, nhưng châu Á cũng chiếm đến 50,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tỷ trọng của các thị trường lớn về xuất khẩu của Việt Nam ở châu Á là: Trung Quốc chiếm 13,6%; khu vực ASEAN chiếm 10,2%; Hàn Quốc và Nhật Bản có thị phần lần lượt là 7,4% và 7,9%.
Dù châu Á có tỷ trọng kim ngạch lớn nhất nhưng xét về tốc độ tăng trưởng 7 tháng đầu năm nay, quy mô thương mại giữa Việt Nam với châu Mỹ đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các châu lục.
Cụ thể, hết tháng 7, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 44,06 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại châu lục này, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
7 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt 33 tỷ USD, chiếm 82,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ và tương đương tỷ trọng 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung.
Với lĩnh vực nhập khẩu, cùng thời điểm, Việt Nam chi 8,2 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia này, chiếm 64,6% tổng kim ngạch nhập khẩu từ châu Mỹ và tương đương tỷ trọng 5,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Âu đạt 38 tỷ USD, tăng 3,5%; châu Đại Dương đạt 5,5 tỷ USD, tăng 7,7% và châu Phi đạt 4,07 tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ 2018.
Nguyễn Bách
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên