Xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng cao nhất từ trước tới nay
Những mặt hàng nào hưởng ưu đãi về thuế của Việt Nam theo CPTPP? |
Tổng trị giá xuất nhập khẩu 5 tháng tăng gần 9% |
Bảo lãnh thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu: Lợi cả "đôi đường" |
Đây là nhận định của Tổng cục Thống kê. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đạt 122,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng 10,8%, cao hơn tốc độ tăng 5,9% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, đóng góp đáng kể trong tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đó, phải kể đến 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm cao chưa từng thấy |
Trong đó điện thoại và linh kiện đạt 23,5 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,5 tỷ USD, giày dép đạt 8,8 tỷ USD, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 8,2 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD… Đáng chú ý là xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay, bổ sung 2 mặt hàng mới đạt giá trị trên 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái là rau quả và xơ, sợi dệt với kim ngạch xuất khẩu đạt lần lượt là 2,08 tỷ USD và 2,01 tỷ USD.
Ông Lâm nói: “Mặt hàng rau quả có thể nói là chưa bao giờ xuất khẩu tốt như 6 tháng vừa qua và đây sẽ là mặt hàng “đỡ” cho những mặt hàng xuất khẩu giảm và bù lại cho thiệt hại trong tăng trưởng nông nghiệp do dịch tả lợn châu Phi đang gây ra”.
Ông Lâm cũng giải thích thêm, do giá xuất khẩu bình quân của hầu hết các mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ nên kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản 6 tháng đầu năm nay tăng thấp hoặc giảm.
Đánh giá về thị trường hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm, theo Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 27,5 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường EU đạt 20,6 tỷ USD, giảm 0,4%. Trung Quốc đạt 16,8 tỷ USD, tăng 1%. Thị trường ASEAN đạt 13,1 tỷ USD, tăng 6,7%. Nhật Bản đạt 9,7 tỷ USD, tăng 9,1%...
Về kim ngạch hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Thống kê cho biết, 6 tháng đầu năm ước tính đạt 122,76 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 52,54 tỷ USD, tăng 14,4%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 70,22 tỷ USD, tăng 7,8%.
Thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với kim ngạch đạt 36,8 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ. Sau Trung Quốc là Hàn Quốc đạt 22,9 tỷ USD, tăng 1% rồi đến thị trường ASEAN đạt 16,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ, Nhật Bản đạt 8,8 tỷ USD, giảm 0,7%... Nhật Bản là thị trường duy nhất giảm nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.
Về cán cân thương mại hàng hóa Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính 6 tháng nhập siêu 34 triệu USD, bằng 0,03% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng.
Ông Nguyễn Bích Lâm dự báo, 6 tháng tới đây, kim ngạch xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, nhất là với mặt hàng nông, lâm, thủy sản vốn được xem là thế mạnh của xuất khẩu. Ông Lâm cảnh báo: “Chúng ta đã bị Liên minh châu Âu áp dụng “thẻ vàng” cảnh cáo vì vi phạm khai thác hải sản trái phép (100% lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Việt Nam bị kiểm tra khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu). Nếu không khắc phục được tình trạng này, chúng ta rất dễ bị “thẻ đỏ” và khi bị “thẻ đỏ” thì việc xuất khẩu thủy sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân nói chung”.
Bởi vậy, ông Lâm nhấn mạnh, phải giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm trong đánh bắt hải sản…
Tú Anh
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
9 tháng đầu năm, thu nhập bình quân của người lao động tăng 519 nghìn đồng
-
9 tháng đầu năm: CPI tăng 3,88%, lạm phát cơ bản tăng 2,69%
-
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024
-
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/10: Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng
-
Giá dầu hôm nay (24/10): Dầu thô tăng trong phiên
-
17 doanh nghiệp Anh trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tìm cơ hội hợp tác ở Việt Nam
-
Giá dầu hôm nay (23/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/10: Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều