Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm "Từ mặt đất đến bầu trời"

22:04 | 15/12/2022

550 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức triển lãm "Từ mặt đất đến bầu trời" và ra mắt, giới thiệu cuốn sách "108 phi công chiến đấu Việt Nam", những con người làm nên lịch sử", gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Từ ngày 14/12, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng - Hà Nội diễn ra triển lãm “Từ mặt đất đến bầu trời”, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972 - 12/2022). Đây là chuỗi hoạt động do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chiến thắng B.52, Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn Không quân 923 tổ chức.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Triển lãm lần đầu tiên giới thiệu câu chuyện của 108 phi công Việt Nam, những nhân chứng đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đặc biệt, trong đó là câu chuyện của những phi công trực tiếp tham gia chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của đế quốc Mỹ cuối năm 1972.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Chân dung những phi công quân sự Việt Nam, những con người làm nên lịch sử, gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, được trưng bày tại triển lãm.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Chân dung Trung tướng - AHLLVTND - phi công MiG-21 Phạm Tuân, người đầu tiên bắn hạ được máy bay B52 từ trên không và trở về an toàn. Với thành tích này, ông đã được phong danh hiệu AHLLVTND vào ngày 3/9/1973. Lúc đó, ông thuộc quân số của Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371. Năm 1980, ông cũng là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Thượng úy phi công MiG-17 Phan Điệt (Nghệ An). Ông đã tham gia các trận không chiến với không quân Mỹ từ năm 1966, bắn rơi một máy bay Mỹ. Ông bị liệt nửa người sau cú nhảy dù khi mới 24 tuổi.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Thượng tá, xạ thủ máy bay IL-18 Ngô Văn Trung. Ông là một trong số phi công từng tham gia chiến đấu trên đất bạn Lào. Vào ngày 9/10/1972 ông thuộc tổ bay IL-28 oanh tạc căn cứ của địch tại Buôn Lọng, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Pa-Thét Lào có chiến thắng vang dội trên mặt trận cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Thượng tá phi công MiG-21 Vũ Đình Rạng. Ông là phi công đầu tiên trên thế giới tiếp cận và tấn công pháo đài bay B52.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Trung tá - AHLLVTND - phi công MiG-21 Nguyễn Văn Minh (sinh ngày 2/7/1939 tại xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông nhập ngũ tháng 2/1960. Năm 1966, ông tốt nghiệp Trường Không quân ở Liên Xô rồi về công tác tại Trung đoàn 921. Ông từng bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ.
Chân dung 108 phi công quân sự tại triển lãm
Hai quân nhân trẻ ngắm nhìn bức ảnh chân dung Đại tá - AHLLVTND - phi công Nguyễn Văn Bảy. Trong kháng chiến chống Mỹ, phi công Nguyễn Văn Bảy thuộc biên chế của Trung đoàn Không quân tiêm kích 923. Trong hai năm 1966-1967, phi công Nguyễn Văn Bảy đã lái chiếc MiG 17 xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ (2 chiếc F-105 và 5 chiếc F-4).
Triển lãm “Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không”Triển lãm “Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không”
Quật ngã thần tượng B52 trên bầu trời Hà NộiQuật ngã thần tượng B52 trên bầu trời Hà Nội
Phi công chiến đấu - “nghề bảo vệ Tổ quốc” (Kỳ 1)Phi công chiến đấu - “nghề bảo vệ Tổ quốc” (Kỳ 1)
Phi công chiến đấu - “nghề bảo vệ Tổ quốc” (Kỳ 2)Phi công chiến đấu - “nghề bảo vệ Tổ quốc” (Kỳ 2)

Thế Bằng