Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (1972-2022):

Quật ngã thần tượng B52 trên bầu trời Hà Nội

09:14 | 09/12/2022

2,319 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - 45 năm trước, đêm 18-12 đã mở màn trận "Điện Biên Phủ trên không" lịch sử.

20 giờ 13 phút, từ trận địa biên thành Cổ Loa, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 59 (thuộc Trung đoàn 261) đã bám sát dải nhiễu, phóng đạn từ cự ly thích hợp, bắn rơi chiếc B52 đầu tiên. Đây là chiếc B52 bị bắn rơi tại chỗ trong chiến dịch. 4 giờ 30 phút, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 77 (thuộc Trung đoàn 257) bắn rơi chiếc máy bay B52 thứ hai. Trên đường bay về căn cứ, một chiếc B52 khác cũng bị tên lửa của Trung đoàn 267 bố trí ở Nghệ An bắn cháy.

Chiếc B52 đầu tiên bị hạ khi đã tới sát mục tiêu rải bom, có mật danh liên lạc Charcoal 1 của Bob Certain, 3 trong số 6 phi công tử trận.

Suốt 9 giờ chiến đấu liên tục trong đêm 18-12, lực lượng phòng không Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương trên miền Bắc đã bắn rơi 7 chiếc máy bay, trong đó có 3 chiếc B52 và 1 chiếc F111 của Mỹ.

Cuộc tập kích này, chính quyền Nixon muốn gây sức ép buộc ta phải khuất phục và chấp nhận những điều kiện mà chúng đưa ra ở Hội nghị Paris. Thứ hai, đánh phá hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm giảm thế và lực của ta so với ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Thứ ba, đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới và trấn an, tạo thế cho quân ngụy Sài Gòn tiếp tục thực hiện âm mưu lấn chiếm...

quat nga than tuong b52 tren bau troi ha noi
Pháo đài bay B52 của Mỹ

Thất bại khiến Mỹ không chịu nổi

Có một chuyện ít người biết, diễn ra vào tháng 5-1972, tại nhà làm việc ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Một hôm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp và trao đổi với đồng chí Trưởng phòng Tác chiến Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) Lê Thanh Cảnh. Đại tướng hỏi: “Cậu cho mình biết, tỷ lệ B52 bị bắn rơi ở mức độ nào thì Mỹ chịu đựng được và tiếp tục cuộc ném bom; mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển; mức độ nào khiến Mỹ không chịu nổi, phải thua?”.

Câu hỏi rất khó nên đồng chí Lê Thanh Cảnh không trả lời được và xin phép Đại tướng được trả lời sau.

Mất một tuần lễ, các chuyên gia Liên Xô và các nhà nghiên cứu tính toán kỹ và đã tìm được 3 đáp số, đó là:

- N1= 1 đến 2% (tỷ lệ B52 bị bắn rơi): Mỹ coi thường và tiếp tục đánh.

- N2= 6 đến 7%: Nhà trắng sẽ rung chuyển.

- N3= 10% trở lên: Mỹ phải thua cuộc.

Tư lệnh Quân chủng PK - KQ Lê Văn Tri lên báo cáo với Đại tướng về dự tính này. Đại tướng hỏi: “Vậy Quân chủng nhận con số nào?”. Tư lệnh trả lời luôn: “Bằng mọi cách, chúng tôi phải loại trừ N1, phấn đấu đạt N2 và vươn tới N3”. Và kết quả là với tỷ lệ trên 17% máy bay B52 bị bắn rơi trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, bộ đội PK - KQ đã thực hiện được chỉ tiêu N3, khiến Mỹ không thể nào chịu đựng nổi và phải chấp nhận thất bại.

Một câu chuyện nữa là khi Mỹ bắt đầu dùng B52 đánh vào Hà Nội thì đài BBC đã chủ quan đưa ra cảnh báo rằng: “Ngày hôm nay, tất cả những chiến sỹ ngoài chiến trường (ý nói bộ đội Việt Nam) nghe trộm đài BBC để hồi hộp thót tim nếu Mỹ "Đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá". Thật tuyệt vời, nếu không có ý chí thì không thể giữ được bắc Thạch Hãn, sẽ không có ký kết hiệp định Paris”.

quat nga than tuong b52 tren bau troi ha noi
Xác B52 rơi ở hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Sự chuẩn bị và tập dượt công phu, tỉ mỉ, chu đáo

Ngay từ năm 1962, Bác Hồ đã gặp đồng chí Phùng Thế Tài và hỏi: “Bây giờ chú là Tư lệnh Phòng không, vậy chú đã biết gì về B52 chưa?” và Bác nói tiếp: “Nói thế thôi, chú có biết lúc này cũng chưa làm gì được nó. Nó bay cao trên mười cây số mà trong tay chú hiện nay chỉ mới có cao xạ thôi. Nhưng ngay từ nay, là Tư lệnh Phòng không, chú phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến thằng B52 này”. Năm 1966, Bác chỉ thị cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng PK-KQ: “B52 đã ném bom miền Bắc, phải tìm cách đánh cho được B52. Trách nhiệm này Bác giao cho các chú PK-KQ”.

Đến đầu năm 1968, Bác gọi đồng chí Phùng Thế Tài - Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội NDVN và đồng chí Đặng Tính - Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đến báo cáo tình hình và Bác đã nhận định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian suy nghĩ chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

Lần đầu tiên "pháo đài bay B52" của Mỹ xuất hiện phía Bắc vĩ tuyến 17 đã bị trúng tên lửa. Ba tên lửa đã bắn vào nhóm 3 chiếc "pháo đài bay" B52. Một chiếc bị rơi ở xuống vùng núi của Lào, chiếc thứ hai rơi xuống biển. Chiếc thứ ba thoát về căn cứ.

Sau đó, báo chí Mỹ hiểu lầm và rằng, quân đội NDVN sở hữu tên lửa hạng nặng, có khả năng bắn từ khu vực Hà Nội đến vĩ tuyến 17. Người Mỹ không muốn chấp nhận sự thật rằng, các hệ thống tên lửa phòng không di động "Dvina" của Liên Xô lại có thể bắn rơi máy bay của họ ở bất kỳ khu vực nào của Việt Nam.

Tuy bộ đội PK-KQ đã bắn rơi được B52 nhưng chưa lần nào B52 rơi tại chỗ và bắt sống được giặc lái. Nhưng từ những nghiên cứu thực tế, tháng 9-1972, Quân chủng PK-KQ đã xây dựng được “Phương án đánh máy bay B52”.

Như vậy là đêm 18-12-1972, khi chiến dịch tập kích đường không của Mỹ vào Hà Nội bắt đầu, chúng ta đã hoàn toàn chủ động đối phó, không bị bất ngờ: Bộ đội Ra-đa - lúc 19 giờ 15 phút chính thức báo cáo B52 đang vào Hà Nội; đến 19 giờ 44 phút, quả đạn tên lửa đầu tiên được Tiểu đoàn 78, Trung đoàn 257 phóng lên đã mở màn cho chiến dịch lịch sử tháng 12-1972.

Thần tượng Pháo đài bay sụp đổ

Các đội bay của B52 xuất kích cả thảy 729 lần trong chiến dịch 12 ngày đêm. Mức độ B52 bị tiêu diệt đạt 17,6% (34/193 chiếc B52 của Mỹ huy động vào chiến dịch; Mỹ có tổng số 400 B52 thời điểm đó) - vượt xa mức Nhà Trắng có thể chấp nhận được, buộc Mỹ phải trở lại Hội nghị Paris...

Sau 12 ngày đêm, quân và dân ta, nòng cốt là Bộ đội PK-KQ đã bắn rơi 81 máy bay các loại; trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111 và 42 máy bay chiến thuật khác. Đi đôi với tổn thất về máy bay, phía Mỹ còn phải chịu thêm tổn thất về người lái.

Trong quân đội, người lái máy bay được coi là nguồn nhân lực quý. Để đào tạo được một phi công, đặc biệt là phi công chiến lược B52, phi công F111... phải tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian. Chỉ hơn 10 ngày, Không quân Hoa Kỳ đã mất gần 100 phi công. Phần lớn số phi công bị chết và bị bắt đều là những phi công thuộc loại kỳ cựu, có giờ bay rất cao, có tên hơn 6.000 giờ bay. Khiếp đảm về tỷ lệ B52 bị tiêu diệt, Tổng thống Mỹ đã phải ra lệnh chấm dứt không điều kiện cuộc tập kích.

Sau này trong hồi ký của mình, Nixon đã viết: “Mối lo âu của tôi trong những ngày này không phải là về những làn sóng phản đối và phê phán nghiêm khắc ở trong nước và trên thế giới. Nỗi lo sợ chính của tôi là mức độ tổn thất máy bay B52 là quá nặng nề”. Kissinger - cố vấn số 1 của Nhà Trắng cũng viết trong hồi ký: “Không lực Hoa Kỳ đã vấp phải một hệ thống phòng không có hiệu lực nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới”...

Theo tài liệu của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, lực lượng phòng không nhân dân đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, bắn rơi tổng cộng 4.181 máy bay các loại. Trong đó có 68 máy bay B52, 13 máy bay F111, bắt nhiều giặc lái, buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Máy bay chiến lược B52, vốn được mệnh danh là "Siêu pháo đài bay"; cao hơn 12 mét, dài hơn 49 mét, sải cánh hơn 56 mét và nặng trên 200 tấn. Một chiếc B52 có thể mang 30 tấn bom, bay cao được 20 km và bay liên tục 20.000 km không cần tiếp nhiên liệu. Với những tính năng ưu việt và được đội hình máy bay tiêm kích, máy bay gây nhiễu điện tử dày đặc bảo vệ, B52 là "con quái vật" rất khó bị tiêu diệt...

Nó còn được biết đến là mẫu máy bay đắt nhất, với giá mỗi chiếc 2 tỷ USD.

Đức Toàn