Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thúc đẩy du lịch từ điện ảnh

08:35 | 29/09/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Những bộ phim về đề tài dân tộc - miền núi với những phong tục, cảnh đẹp thực sự rất hấp dẫn và giúp công chúng hiểu rõ hơn về cuộc sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, mảng điện ảnh này vẫn còn yếu và thiếu để có thể thúc đẩy du lịch, thu hút nhiều người đến miền núi để trải nghiệm.
Thúc đẩy du lịch từ điện ảnh
Phim trường của “Kong - Đảo đầu lâu” trước khi dỡ bỏ trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước

Sức hút của tiềm năng

Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, sự kết hợp ăn ý giữa điện ảnh và du lịch đã mang lại những hiệu quả kinh tế to lớn.

Việt Nam cũng có tiềm năng dồi dào để thúc đẩy sự phát triển của du lịch thông qua lĩnh vực điện ảnh khi sở hữu những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, ấn tượng và bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) phong phú đa dạng. Tuy nhiên, điện ảnh nước ta chưa giới thiệu được nhiều về vẻ đẹp của đất nước, con người, đặc biệt là ở khu vực miền núi, nơi có nhiều cộng đồng DTTS với văn hóa, phong tục, cảnh đẹp thực sự thu hút.

Trước đây, đã từng có rất nhiều bộ phim về đề tài miền núi, DTTS như “Chuyện của Pao”, “Vợ chồng A Phủ”, “Tình thắm Sa Pa”, “Đỉnh núi mờ sương”… giúp khán giả hiểu rõ hơn về cuộc sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc. Thời gian qua, nhiều bộ phim Việt Nam đã tạo nên cơn sốt “check in” địa điểm quay phim như Ninh Bình với phim “Kong - Đảo đầu lâu”, hay Phú Yên với phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Các địa danh ít được biết đến như ngôi làng Đo Đo ở xã Bình Quế (Thăng Bình, Quảng Nam) cũng trở nên nổi tiếng, được nhiều người tìm đến trải nghiệm sau khi bộ phim “Mắt biếc” công chiếu.

Và mới đây, bối cảnh xuất hiện trong các bộ phim “Tết ở làng Địa Ngục”, “Kẻ ăn hồn” cũng được khán giả săn tìm và đến thăm, đó là làng Sảo Há (xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), hay bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” đã khiến nhiều người tìm về các địa điểm lịch sử có thật để trải nghiệm.

Thực tế là những bộ phim về đề tài miền núi, DTTS rất thu hút sự quan tâm của công chúng. Đặc biệt người xem rất thích thú với văn hóa, phong tục tập quán, cảnh đẹp địa phương xuất hiện trong phim. Và những bộ phim này đã tạo nên cơn sốt của nhiều người để tìm hiểu về địa danh, cộng đồng các DTTS trong phim và tìm về các địa điểm xuất hiện trong phim để trải nghiệm, check in... Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của một bộ phim đến với vùng đất, văn hóa và con người tại địa phương là rất lớn.

Thúc đẩy du lịch từ điện ảnh

Đánh thức kinh tế du lịch qua điện ảnh

Phim ảnh, điện ảnh rõ ràng đã có những tác động nhất định đối với những bối cảnh được khắc họa. Ngoài việc kể những câu chuyện đời, chuyện người, số phận nhân vật bằng ngôn ngữ điện ảnh, phim còn làm sống dậy những phong tục tập quán và sắc màu thiên nhiên tươi đẹp, cũng như các điểm bản du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, phục dựng các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian, nét đẹp văn hóa. Xem phim, khán giả không chỉ được chứng kiến những khung cảnh thiên nhiên hoạt mà còn được cảm nhận và biết đến những sắc màu văn hóa. Những điều này rất thu hút và kích thích sự quan tâm du lịch của nhiều người. Điện ảnh đã và đang góp phần không nhỏ quảng bá danh lam thắng cảnh, giá trị văn hóa, di sản của các vùng miền đến với công chúng, giúp thu hút khách du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ... đã phát huy rất tốt việc quảng bá thương hiệu quốc gia, phát triển du lịch thông qua phim ảnh hay các show truyền hình. Đây là hướng đi hiệu quả cần học tập, nhất là với những tiềm năng sẵn có mà các khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS chưa được khai thác hết. Điều đó cũng đòi hỏi sự thay đổi tư duy của các nhà quản lý, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là ngành du lịch và điện ảnh cùng bắt tay thực hiện.

Thúc đẩy du lịch từ điện ảnh
Điện ảnh đã và đang góp phần không nhỏ quảng bá danh lam thắng cảnh, giá trị văn hóa, di sản của các vùng miền đến với công chúng

Cần tạo điều kiện cho nhà làm phim nói riêng, hoạt động văn hóa nói chung mở ra cánh cửa để quảng bá cho địa phương, thu hút khách du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu cho mỗi vùng, miền, từ đó góp phần xây dựng thành công thương hiệu của quốc gia. Những bộ phim đặc sắc, tôn vinh vẻ đẹp của dân tộc thì đó không chỉ quảng bá văn hóa kích thích du lịch, mà còn tác động đến nhận thức của đồng bào, giúp trỗi dậy niềm tự hào về dân tộc mình.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh cho rằng, để mỗi khán giả điện ảnh trở thành một du khách thì ngành du lịch và điện ảnh cần ngồi lại với nhau, từ khi xây dựng đề án làm phim, xây dựng kịch bản, chọn cảnh quay cho đến khi chọn góc máy, hướng tới mục đích giới thiệu được bối cảnh đẹp nhất, qua đó phản ánh giá trị di sản văn hóa, thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa, nền nghệ thuật dân tộc...

Một bộ phim giàu tính nghệ thuật, có ý nghĩa quảng bá cho du lịch đòi hỏi trình độ quay phim, khả năng dàn dựng tinh tế, mục tiêu là tạo sức tác động tới tâm trí và tình cảm người xem, cuốn hút và thúc đẩy họ lên đường đến tận nơi, xem tận chốn. Đòi hỏi điện ảnh phải chân thực về cuộc sống của đồng bào. Thực tế, nếu không có sự hiểu biết về văn hóa phong tục, về địa hình địa vật và lòng dũng cảm, quyết tâm cao cùng sự hỗ trợ nhất là về kinh phí, sẽ rất khó để các nhà làm phim thực hiện được.

Thúc đẩy du lịch từ điện ảnh

Điều này cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý du lịch ở cấp trung ương và địa phương cùng các nhà làm phim thực hiện các dự án, bắt đầu từ khi xây dựng kịch bản, chọn cảnh quay để thể hiện được những hình ảnh đẹp nhất và các giá trị văn hóa sâu sắc đến với khán giả. Khi tác phẩm điện ảnh có chất lượng nghệ thuật cao sẽ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa và hình ảnh đất nước, con người đến với đông đảo người xem trong nước và quốc tế, giúp du lịch hưởng lợi thì du lịch phải có trách nhiệm đầu tư trở lại để phát triển điện ảnh.

Nếu khai thác tốt, điện ảnh sẽ không chỉ là một kênh quảng bá du lịch mà có tiềm năng trở thành một loại hình du lịch đầy sức hút với du khách. Đồng thời, việc thúc đẩy kinh tế du lịch sẽ giúp đồng bào địa phương cải thiện được thu nhập, phát triển kinh tế, gìn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và cả phong cảnh địa phương, để nhiều điểm đến trở nên nổi tiếng, thu hút khách du lịch khắp nơi tìm đến.

Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ... đã phát huy rất tốt việc quảng bá thương hiệu quốc gia, phát triển du lịch thông qua phim ảnh hay các show truyền hình. Đây là hướng đi hiệu quả cần học tập, nhất là với những tiềm năng sẵn có mà các khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS chưa được khai thác hết.

Cường Hữu

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-nha
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps