Bệnh nhân đột quỵ bị liệt tứ chi do di chuyển không đúng cách
Cụ thể, trường hợp bà Mai Thị T., 65 tuổi, ngụ tại TP HCM, có tiền căn thoát vị đĩa đệm cổ trước đó. Người nhà phát hiện bà T. mê man lúc gọi thức dậy buổi sáng nên lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện. Khi đến nơi các bác sĩ phát hiện người bệnh bị liệt tứ chi nhưng qua chụp CT thấy xuất huyết não một bên không quá lớn, không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng liệt tứ chi của người bệnh.
Sau đó, người bệnh được chỉ định chụp MRI cột sống cổ và phát hiện có tổn thương tủy cổ kèm theo. Khai thác lại quá trình di chuyển người bệnh đến bệnh viện, người bệnh được bế, để đầu cổ tự do theo nhịp chạy của người bế. Các bác sĩ xác định nhiều khả năng trong lúc di chuyển làm người bệnh cúi hoặc ngửa cổ quá mức dẫn đến tổn thương tủy cổ, gây ra tình trạng liệt tứ chi.
BS CKI Trần Quốc Tuấn thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ |
Hay trường hợp ông Nguyễn Minh D., 42 tuổi, ngụ tại TPHCM, người nhà phát hiện ông D. ngã nằm trên sàn nhà tắm, lập tức đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên khi di chuyển, do sàn nhà tắm trơn nên người bế trượt chân ngã khiến cả hai đều bị chấn thương. Lúc nhập viện, người bệnh được chỉ định chụp CT thì phát hiện vừa có chấn thương sọ não, vừa có nhồi máu não kèm theo.
Theo BS CKI Trần Quốc Tuấn – Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, “Việc di chuyển người bệnh đột quỵ không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm dù không chảy máu thêm, do các chấn thương sẵn có hoặc các chấn thương mới mà việc di chuyển gây ra. Khi có các tổn thương kèm theo thì việc xử trí đột quỵ hoặc chấn thương trên người bệnh sẽ phức tạp và nguy cơ cao hơn nhiều, vì xử lý tình trạng này có thể làm nặng hơn tình trạng kia và ngược lại”.
BS. Tuấn cho biết, về cơ bản, việc vận chuyển người bệnh đột quỵ có các nguyên tắc như sau: Một là đảm bảo đường thở và tim đập; hai là cố định bảo vệ được các bộ phận có thể tổn thương như: đầu cổ, tứ chi; và ba là vận chuyển nhanh nhất có thể.
Chính vì vậy, nếu muốn di chuyển người bệnh đúng cách, người thân cần biết đánh giá mạch, nhịp thở, đảm bảo đường thở và tim đập theo các nguyên tắc của hồi sức tim phổi chung; biết cách cố định các bộ phận quan trọng bao gồm đầu cổ, tứ chi của người bệnh khi di chuyển. Nếu không có cáng chuyên dụng thì tốt nhất là để người trên mặt phẳng cứng, nằm ngửa, tay chân xuôi theo mình, dùng giày nặng hoặc chăn cố định 2 bên đầu tránh chấn thương cột sống cổ lúc di chuyển.
Mai Phương
-
Bệnh đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, cách phòng ngừa thế nào?
-
Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ từ xa cứu sống bệnh nhân đột quỵ vỡ túi phình mạch máu não
-
Cứu sống nữ sinh lớp 12 bất ngờ co giật, hôn mê sâu do đột quỵ
-
Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn TP HCM
-
“Thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ não được mở rộng đến 24 giờ
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng