Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Bão giá” phân bón và vấn đề canh tác thích ứng

09:40 | 02/11/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá phân bón đang tăng nóng từng ngày theo đà tăng của giá phân bón thế giới, điều này có tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, nhất là khi giá một số mặt hàng nông sản đang xuống mức thấp. Vậy, cần nhìn nhận về vấn đề giá phân bón như thế nào cho đúng? Và sản xuất nông nghiệp phải thích ứng ra sao trong bối cảnh hiện nay? Tiến sĩ Trương Hồng, Nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã chia sẻ với PetroTimes xung quanh vấn đề này.

PV: Ông nhận định thế nào về biến động tăng giá của thị trường phân bón trong nước thời điểm hiện nay?

“Bão giá” phân bón và vấn đề canh tác thích ứng
TS. Trương Hồng

TS Trương Hồng: Giá phân bón trong nước thời gian qua tăng theo xu hướng giá phân bón thế giới. Thị trường phân bón Việt Nam là thị trường mở, đa số nguyên liệu để sản xuất phân bón NPK là phải nhập từ nước ngoài. Thời gian qua giá nguyên liệu DAP, Kali thế giới tăng lên nên giá phân bón trong nước cũng tăng. Đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường mà chúng ta phải chấp nhận.

Trong thời gian tới, giá phân bón được dự báo vẫn rất cao và có thể tăng thêm vì những lý do sau đây: Giá dầu thế giới dự báo tăng lên 90 - 100 USD/thùng; nguồn cung nguyên liệu thế giới hạn chế do những nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc hạn chế nguồn xuất; giá logictis tăng cao và có thể tăng lên nữa do giá dầu tăng… Đó là xu hướng tăng giá phân bón thế giới cũng như trong nước trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm và có thể kéo dài sang quý I năm 2022 mà ta có thể dự báo được.

“Bão giá” phân bón và vấn đề canh tác thích ứng
Giá phân bón thế giới liên tục lập mốc cao kỷ lục trong thời gian qua (Ảnh minh họa)

PV: Nhiều người cho rằng nông nghiệp nước ta đang có sự… nghịch lý khi mà nhiều mặt hàng nông sản có giá rất bấp bênh, có lúc xuống rất thấp nhưng giá phân lại tăng cao. Ông nghĩ sao về điều này?

TS Trương Hồng: Đây là vấn đề chung thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Giá nông sản và giá phân bón không thật sự quan hệ mật thiết với nhau, là hai khía cạnh khác nhau. Đối với nông dân, nên cố gắng tiếp cận thông tin mới, lường trước và quản lý những rủi ro canh tác thật tốt; áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư. Khi làm được như vậy thì nông dân sẽ trụ được trong bất kỳ tình huống nào.

PV: Theo ông, có những giải pháp nào giúp kìm hãm đà tăng giá phân bón trong nước hiện nay?

TS Trương Hồng: Theo tôi, không thể áp dụng các biện pháp hành chính đề can thiệp vào quy luật của nền kinh tế thị trường. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, kinh tế hội nhập nên mọi thứ giá cả thế giới đều tác động giá cả tại Việt Nam, đều đó là không tránh khỏi.

Còn vấn đề liên quan chính sách nhà nước thì có thể xem xét vấn đề về thuế VAT đối với phân bón; chính sách khuyến khích nông dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác để giảm lượng phân bón, giảm áp lực chi phí đầu vào cho sản xuất….

“Bão giá” phân bón và vấn đề canh tác thích ứng
Bón phân "4 đúng" giúp nông dân sử dụng phân bón hiệu quả, giảm chi phí sản xuất đầu vào (Ảnh minh họa)

PV: Về mặt kỹ thuật canh tác, có ý kiến rằng nông dân nên mạnh dạn giảm 50% lượng phân bón để giảm giá thành sản xuất trước áp lực giá phân bón tăng cao hiện nay. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?

TS Trương Hồng: Khi nông dân giảm chi phí phân bón đầu vào sản xuất thì chắc chắn sẽ giảm giá thành, nhưng quan trọng là giảm mức độ nào để đảm bảo hiệu quả sản xuất, tính ổn định về năng suất và độ phì của đất. Nông dân có thể giảm đến 50% lượng phân bón trong một số điều kiện nhất định, ví dụ như ở những ruộng mà trước đây đã được sử dụng lượng phân bón cao rồi. Còn lại, tôi nghĩ chỉ cần giảm 20-30% thông qua việc áp dụng những biện pháp sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao. Nếu giảm sâu lượng phân bón liên tục thì sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, dinh dưỡng trong đất...

Ngoài ra, có những giải pháp giúp người nông dân có thể giảm lượng phân bón bằng cách áp dụng những quy trình quản lý cây trồng tổng hợp. Đầu tiên, phải chọn giống tốt, tức là lựa cây khỏe, sinh trưởng tốt để gieo trồng. Nếu giống không tốt thì dù có bón phân hàm lượng cao, số lượng nhiều đi chăng nữa thì sản lượng, năng suất cũng không cao.

Tiếp theo là phải sử dụng phân bón hợp lý. Ví dụ như sử dụng kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học thì phân hữu cơ sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học lên. Do vậy, có thể giảm được lượng phân hóa học.

Nông dân cần sử dụng phân bón theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng loại, đúng lượng, đúng thời kỳ và đúng kỹ thuật. Mà muốn áp dụng được “4 đúng” thì nông dân cần phải có những hiểu biết nhất định về cây trồng và loại phân mình sử dụng và quy trình canh tác, bón phân.

“Bão giá” phân bón và vấn đề canh tác thích ứng
Phân bón giả được phát hiện tại thị trường Đồng Nai - Ảnh Báo Công Thương

PV: Giá phân tăng kéo theo nguy cơ về vấn nạn sản xuất phân giả, kém chất lượng cũng tăng cao; đây là một thách thức lớn đối với nền nông nghiệp, nông dân trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

TS Trương Hồng: Có thể thấy nguy cơ đó rất cao, bởi khi giá phân bón tăng thì những cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng sẽ tăng sản xuất để thu lợi nhuận. Điều này sẽ gây nên hệ lụy cho nông dân như mua phân giá cao nhưng sử dụng không hiệu quả, thậm chí hại cây, hại đất. Cho nên nông dân hết sức cẩn thận trong giai đoạn hiện nay, nên mua phân bón từ những thương hiệu lớn có uy tính. Về phía cơ quan quản lý cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để giúp nông dân tiếp cận được các loại phân bón chất lượng. Đây cũng là một thách thức lớn cho đội ngũ quản lý thị trường trong giai đoạn hiện.

Vai trò của đội ngũ khuyến nông địa phương cũng vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân nâng cao kỹ năng canh tác. Ngoài ra, những thông tin về giá cả thị trường nông sản phải luôn được cập nhật, kèm những phân tích đánh giá giá cả trong thời gian tới để nông dân biết và điều chỉnh canh tác. Đặc biệt là tăng cường công tác quản lý quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Xưa nay, nông nghiệp chúng ta đã có nhiều bài học về việc tập trung phát triển ồ ạt khi giá một loại nông sản nào tăng lên, trong khi đầu ra không chủ động được, từ đó dẫn đến cung vượt cầu, giá giảm sâu, nông dân lỗ vốn!

PV: Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Lê Trúc (Thực hiện)

Giá phân bón thế giới tăng cao: Doanh nghiệp nỗ lực sản xuất cung ứng ra thị trường Giá phân bón thế giới tăng cao: Doanh nghiệp nỗ lực sản xuất cung ứng ra thị trường
Giá phân bón còn tăng đến cuối năm? Giá phân bón còn tăng đến cuối năm?
PVFCCo: Nỗ lực tăng nguồn cung phân bón cho bà con nông dân PVFCCo: Nỗ lực tăng nguồn cung phân bón cho bà con nông dân
Giá phân bón tăng và câu chuyện quy luật thị trường mới Giá phân bón tăng và câu chuyện quy luật thị trường mới
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón: Doanh nghiệp và người dân đều được hưởng lợi Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón: Doanh nghiệp và người dân đều được hưởng lợi