Bản tin năng lượng xanh: Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu năng lượng Xanh
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm Mỹ cần lắp đặt mới 30 GW điện mặt trời, từ năm 2025 - 60 GW/năm, đưa tỷ trọng NLTT lên 83%, bao gồm mặt trời 40%, gió 36%, thủy điện 5-6%. Tạm thời kế hoạch này khá tham vọng so với thực tế. Số liệu năm 2020 cho thấy, công suất lắp đặt điện mặt trời đạt mức kỷ lục 15 GW, đưa tổng công suất phát điện mặt trời Mỹ lên 76 GW, chiếm 3% nguồn cung điện. Để hoạt động NLTT (gió và mặt trời) không bị gián đoạn, cần đầu tư mở rộng hạ tầng tích điện từ 30 GW hiện nay lên 400 GW vào năm 2035 và 1.700 GW vào năm 2050. Chi phí đầu tư cho chiến lược phát triển điện mặt trời chưa được công bố, nhưng hiệu quả từ cắt giảm phát thải CO2, cải thiện chất lượng không khí được ước tính 1.100 – 1.700 tỷ USD. Việc mở rộng sản xuất tấm pin mặt trời chắc chắn sẽ kéo giá nhôm thế giới tăng, bởi riêng điện mặt trời tiêu thụ 85% nhôm sử dụng trong sản xuất điện sạch.
Chính quyền Trung Quốc mới đây đã khởi động hệ thống mua bán điện “xanh” thí điểm để định hướng xã hội tiêu thụ năng lượng “xanh” và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ carbon thấp, cụ thể là người tiêu dùng năng lượng sẽ tích cực giao dịch trực tiếp với các công ty sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Hệ thống mới được thiết kế để hoàn thành các giao dịch như trên và người dùng sẽ trả thêm một khoản bảo hiểm giá trị môi trường. Dự án thử nghiệm được quản lý bởi Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) và Cơ quan quản lý năng lượng quốc gia (NEA), sẽ được thực hiện trên các sàn giao dịch điện ở Bắc Kinh và Quảng Châu, do hai nhà điều hành lưới điện hàng đầu của Trung Quốc là Tập đoàn Điện lực quốc gia và Công ty truyền tải điện Nam Trung Quốc. Hệ thống mua bán điện “xanh”mới sẽ được liên kết với hệ thống chứng chỉ xanh hiện có. Trung tâm quản lý thông tin NLTT quốc gia sẽ cấp và chuyển chứng chỉ cho các sàn giao dịch điện “xanh”, sau đó sẽ chuyển chúng cho người mua NLTT. Trước đó vào tháng 6 năm nay, Trung quốc đã gỡ bỏ trợ cấp cho các nhà máy điện mặt trời phân tán quy mô công nghiệp và thương mại cũng như các trang trại gió trên đất nước. Đồng thời, các dự án sản xuất NLTT mới có thể tự nguyện tham gia và các giao dịch thị trường để hình thành giá điện nhằm phản ánh tốt hơn giá trị môi trường của năng lượng xanh.
Viễn Đông
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Bản tin Năng lượng xanh: Lộ trình của Châu Phi hướng tới một hệ thống năng lượng lớn hơn và xanh hơn
-
Canada công bố nguyên tắc phân loại dự án năng lượng xanh
-
Kế hoạch năng lượng sạch của tân Tổng thống Mexico bị coi là "viển vông"
-
TS. Nguyễn Quốc Thập: Sửa đổi Luật Điện lực cần tạo một hành lang pháp lý đầy đủ cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thay đổi quy tắc đấu giá dự án hydrogen để hạn chế sự hiện diện của công ty Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí