Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bản tin năng lượng xanh: Chi phí nguyên liệu thô thách thức Chiến lược phát triển năng lượng mới của EU; Trung Quốc tăng tốc điện mặt trời; G7 nói không với nhiên liệu hóa thạch từ 2022

08:09 | 04/06/2022

808 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chiến lược phát triển năng lượng mới của EU mang tên REPowerEU đã đặt mục tiêu tăng thêm ít nhất 420 GW công suất điện mặt trời vào năm 2030. Tuy nhiên, các chuyên gia của Wood Mackenzie mới đây cho rằng, chi phí nguyên liệu thô tăng cao, cũng như thiếu năng lực sản xuất các module năng lượng mặt trời trong nội khối có thể trở thành những trở ngại đối với EU trên con đường đạt mục tiêu này.
Bản tin năng lượng xanh: Chi phí nguyên liệu thô thách thức Chiến lược phát triển năng lượng mới của EU; Trung Quốc tăng tốc điện mặt trời; G7 nói không với nhiên liệu hóa thạch từ 2022

Các nhà phân tích dự báo rằng, năng lượng mặt trời trên thế giới sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 8% trong giai đoạn 2022 - 2031, đưa tổng công suất điện mặt trời toàn cầu vượt mốc 3.500 GW. Trong giai đoạn này, EU có thể gia tăng thêm 331 GW công suất điện mặt trời. Theo Wood Mackenzie, động thái toàn cầu về loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn đã mang lại những đổi mới và chính sách giúp tiết kiệm chi phí đáng kể trong lĩnh vực điện mặt trời trong vòng hai thập kỷ qua.

Do tác động từ đại dịch Covid-19, nhu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời phục hồi nhanh chóng, giá cước tăng nhanh và giá nguyên liệu thô cao đã khiến giá module mặt trời tăng hơn 20%. Giá các nguyên liệu thô chính như polysilicon, bạc, nhôm và thép cũng đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm. Giá polysilicon - nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, đã tăng giá gấp 3 lần trong vòng 18 tháng qua. Năng lực sản xuất polysilicon mới ở Trung Quốc có thể giúp cân bằng thị trường, nhưng giá polysilicon dự kiến sẽ vẫn cao trong suốt năm 2022. Để đạt được các mục tiêu của REPowerEU và tạo ra một chuỗi cung ứng nội khối, việc mở rộng công suất sản xuất module mặt trời cần phải quyết liệt hơn nhiều. Theo đó, công suất sản xuất module mặt trời tại châu Âu cần tăng 6 lần và sản xuất tế bào quang điện cần tăng 20 lần.

Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA) mới đây cho biết, Trung Quốc dự kiến sẽ lắp đặt tới 108 GW công suất điện mặt trời trong năm nay, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2021 và cao hơn nhiều so với dự báo 99 GW của Hiệp hội công nghiệp quang điện Trung Quốc. Con số này sẽ tạo bước ngoặt tăng tốc triển khai năng lượng mặt trời ở nước này. Trong năm 2021, tại Trung Quốc đã lắp đặt 54,88 GW công suất điện mặt trời, cao hơn nhiều so với những dự báo trước đó, bất chấp giá nguyên liệu tăng khiến nhiều dự án điện mặt trời bị đình trệ. NEA cho biết, loạt các dự án bị đình trệ dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay. Sự phát triển lớn từ các tập đoàn năng lượng ở Trung Quốc cũng đang thúc đẩy gia tăng công suất điện mặt trời. Cũng theo NEA, trong 4 tháng đầu năm nay, nước này đã đưa 16,8 GW công suất điện mặt trời kết nối vào lưới điện, tăng 126,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Các nước thành viên G7 đã đồng ý không tài trợ cho bất kỳ dự án nhiên liệu hóa thạch nào ở nước ngoài từ cuối năm 2022. Theo đó, tất cả các nguồn tài chính công cho các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài sẽ bị dừng lại (chính sách đã được lên kế hoạch tại COP26 vào tháng 11/2021). Các bộ trưởng môi trường của G7 cũng đã cam kết loại bỏ dần lượng khí thải carbon từ ngành năng lượng của mình vào năm 2035 hoặc sớm hơn khi họ thúc đẩy triển khai NLTT nhanh hơn. Đặc phái viên về khí hậu của Tổng thống Mỹ John Kerry cho biết, cam kết khử carbon của G7 sẽ gây áp lực, buộc nhóm G20 (vốn chịu trách nhiệm về 80% lượng khí thải toàn cầu) cũng phải có những hành động tương tự khi nhóm họp vào cuối năm 2022.

Để đạt được mục tiêu trên, các nước G7 sẽ loại bỏ các rào cản, trở ngại trong việc mở rộng NLTT như giảm thời gian, thủ tục cấp phép; khuyến khích tài chính và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần thiết cho tích hợp NLTT vào hệ thống lưới điện. Cao Ủy châu Âu về năng lượng Kadri Simson cũng cho biết, để tăng cường an ninh năng lượng, các nước G7 cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh bằng cách sử dụng các công nghệ năng lượng sáng tạo, sạch, an toàn, đáng tin cậy và bền vững. Bên cạnh đó, G7 cũng kêu gọi OPEC sản xuất nhiều dầu thô hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, vốn gia tăng áp lực lạm phát lớn tại các nước công nghiệp phát triển.

Viễn Đông