Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến

Bài 4: Nguy cơ lừa đảo qua livestream trên Facebook và TikTokShop

06:30 | 30/12/2023

709 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cùng với sự tiện lợi đó, cũng đến với rủi ro của việc rơi vào các trò lừa đảo, đặc biệt là thông qua các video livestream trên các nền tảng như Facebook và TikTokShop.

Hình thức livestream bán hàng trở nên quen thuộc trên thế giới và tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki cũng đã áp dụng livestream trên app kết hợp với giảm giá và khuyến mại để thu hút người mua.

Tuy nhiên, thị trường livestream sôi động nhất phải kể đến Facebook và TikTok. Chỉ cần một tài khoản hợp lệ và đăng kí quảng cáo, các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và các shop online có thể quảng bá sản phẩm thông qua việc phát sóng trực tiếp (livestream), người dùng dễ dàng trở thành đại lý bán hàng, tiếp cận hàng chục nghìn người mỗi ngày.

Bài 4: Nguy cơ lừa đảo qua livestream trên Facebook và TikTokShop
Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet///kinhtexaydung.gn-ix.net/

Lợi ích là vậy, nhưng việc này cũng mở ra cánh cửa cho các hoạt động lừa đảo, khi mà người dùng thường không có cơ hội kiểm tra sản phẩm trực tiếp trước khi mua.

Theo tìm hiểu, một số hình thức lừa đảo thông qua livestream trên các nền tảng xã hội bao gồm việc bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hoặc thậm chí là không gửi hàng sau khi người tiêu dùng đã thanh toán. Điều này tạo ra không ít phiền toái và thiệt hại tài chính cho người tiêu dùng.

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thu Chung (P. Nhân Chính, Hà Nội) cho biết thường xuyên theo dõi các kênh livestream bán quần áo và mỹ phẩm. Do quỹ thời gian eo hẹp, vài năm trở lại đây, chị ưu tiên mua hàng qua các kênh online.

“Từ ngày công nghệ phát triển, muốn mua gì chỉ cần lên Facebook là có, từ giấy ăn, quần áo, giày dép cho đến laptop, hàng xách tay cao cấp… Nhiều khi tôi cũng chỉ vô tình lướt điện thoại, thấy livestream bán hàng, giảm giá thì lại xem và mua”, chị Chung nói.

Vừa qua, chị đặt mua quần áo, giày dép hè cùng với một số thực phẩm như tôm đông lạnh, cá thu và thịt bò Úc. Tất cả đều bán qua livestream trên Facebook và được quảng quảng cáo là “siêu rẻ”, “chất lượng tốt nhất”, “chỉ dành cho những người nhanh tay nhất”.

Tuy nhiên, khi được hỏi về chất lượng của những mặt hàng này, chị Chung nói: “ Tôi mua hàng vì thấy tương tác của bài đăng rất cao, có người nổi tiếng livestream hoặc giá rẻ hơn so với thị trường mà chưa tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, chất lượng đã đặt mua. Song, khi nhận hàng thì chất lượng không được như quảng cáo, có những đồ vứt đi không dùng được”.

Cũng tình trạng như chị Chung, chị Thủy ở quận Đống Đa, Hà Nội có sở thích mua mỹ phẩm qua các livestream trên mạng xã hội. Gần đây, chị đăng kí nhận một thỏi son miễn phí nhân dịp tri ân khách hàng. Chị nói, có hàng nghìn người đăng kí nhận son khi livestream đang được phát trực tiếp.

Tuy nhiên, chị Thủy phải trả 100.000 đồng phí đóng gói, ship hàng, khi nhận hàng mà không được bên bán thông báo trước.

Chị Thủy bức xúc: “Son chỉ được đựng trong một túi giấy mỏng, không có hộp đựng hay tem nhãn. Thậm chí, lớp sơn bên ngoài đã bong tróc, khi mở ra thấy mùi hóa chất khó chịu, không thể sử dụng được”.

Chị Thủy cho rằng đây là hình thức bán hàng đội lốt quà tặng tri ân. Chất lượng son rất kém, có mùi giống như màu công nghiệp, không có tem nhãn. Chị Thủy phản hồi lại với bên bán hàng thì ngay lập tức bị chặn liên lạc.

Dù việc mua hàng online liên tục được cảnh báo, hình thức này ngày càng thu hút nhờ những chiêu trò riêng. Cách thức được áp dụng phổ biến nhất là mời người nổi tiếng giới thiệu, trực tiếp sử dụng mặt hàng khi đang livestream.

Mặt khác, các bài viết luôn được đầu tư quảng cáo để có tương tác và số lượng người xem cao, thậm chí thuê người bình luận để giả mua hàng. Người bán liên tục thúc giục “mua hàng ngay kẻo hết, số lượng có hạn, chỉ còn 100 sản phẩm cuối cùng”.

Anh Vũ Minh Tiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) từng bỏ ra cả triệu đồng để mua một thực phẩm chức năng chữa mồ hôi chân tay cho con. Đọc phần bình luận, anh thấy có nhiều phản hồi tốt. Hơn nữa, người bán nói sản phẩm đang được giảm giá đến 50% cùng với nhiều quà tặng đi kèm, đồng thời đảm bảo 2 liệu trình sẽ khỏi.

Sau thời gian sử dụng, anh Tiệp thất vọng khi chân, tay của con vẫn ra nhiều mồ hôi, không thấy giảm. Qua tìm hiểu, anh thấy nhiều người cũng bị lừa như mình. Tuy nhiên, các bài viết, bình luận tiêu cực trên trang bán hàng đều nhanh chóng bị xóa bỏ, khi phản ánh lại cho bên bán thì không liên lạc được.

Nguy cơ lừa đảo qua Livestream trên Facebook và TikTokShop: Cảnh báo và cách phòng tránh
Ảnh minh họa.

Việc giao dịch qua lives tream trên nền tảng Internet hiện tại còn khá nhiều lỗ hổng mà những đối tượng xấu sẽ lợi dụng vào đó để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc cạnh tranh không lành mạnh giữa những người kinh doanh với nhau.

Cụ thể, những đối tượng lừa đảo có thể trà trộn vào xem lives tream để đánh cấp thông tin khách hàng, thực hiện các hành vi đánh tráo đơn hàng bằng các sản phẩm đồ giả, đồ kém chất lượng. Còn đối với các đối tượng cạnh tranh không lành mạnh, có thể đặt những đơn hàng ảo hoặc chớp cơ hội đi giao hàng của mình trước cho khách.

Do đó, để mua hàng online an toàn, người mua và người bán cần thiết lập một kênh giao dịch riêng như nhắn tin, gọi điện xác nhận đơn hàng qua số điện thoại, ứng dụng mesenger hoặc zalo… thay vì bình luận trực tiếp công khai thông tin bên dưới lives tream hoặc quảng cáo bán hàng, tránh tình trạng lừa đảo hoặc giao nhận đơn hàng giả.

Theo các chuyên gia cảnh báo, để tránh rơi vào các trò lừa đảo qua livestream trên Facebook và TikTokShop, người tiêu dùng cần thực hiện một số biện pháp cẩn trọng như: Nghiên cứu kỹ trước khi mua: Tìm hiểu về người bán, xem xét đánh giá từ người dùng khác và kiểm tra thông tin về sản phẩm trên các trang web uy tín.

Sử dụng cách thanh toán an toàn: Ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán có bảo mật như PayPal hoặc thẻ tín dụng để có thể khiếu nại nếu có vấn đề xảy ra.

Hạn chế mua sắm ở các shop không uy tín: Luôn chọn mua từ những shop có uy tín và được nhiều người tin tưởng.

Lưu ý đến thông tin sản phẩm: Nếu sản phẩm được quảng cáo có giá quá rẻ so với thị trường hoặc mô tả quá tốt, hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua.

Báo cáo nếu phát hiện hoạt động lừa đảo: Nếu có bất kỳ động thái nghi ngờ nào từ người bán, hãy báo cáo ngay cho nền tảng mạng xã hội hoặc cơ quan chức năng để họ có thể kiểm tra và xử lý.

Trong bối cảnh thị trường mua sắm trực tuyến ngày càng mở rộng, việc cảnh giác và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ lừa đảo là rất quan trọng. Cân nhắc và cẩn trọng trong việc lựa chọn và mua sắm sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những tổn thất không đáng có.

Huy Tùng