Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày

10:47 | 31/12/2020

114 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Muối không phải là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên quá nhiều muối sẽ khiến vi khuẩn H.P phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Theo Ghi nhận ung thư năm 2018 nước ta có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Theo con số thống kê mới nhất của tổ chức Y tế thế giới năm 2018 thì ước tính trên thế giới có hơn 1 triệu ca ung thư dạ dày mới mắc và số ca tử vong là khoảng 800.000 ca.

Đây là con số rất đáng báo động. Ung thư dạ dày được dự báo có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.

Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày

Mối liên hệ giữa muối và ung thư dạ dày

Với ung thư dạ dày, các yếu tố nguy cơ ngoại sinh đầu tiên người ta nói đến là chế độ ăn uống. Chế độ ăn nhiều muối (ăn mặn, ăn trên 5g muối/ngày), không chỉ có tác hại với tim mạch mà ăn mặn còn làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho các chất độc, các chất có khả năng gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc gây tổn thương các tế bào đó.

Người ta thấy tỷ lệ giảm ung thư dạ dày ở các nước châu Âu-Mỹ có liên quan đến phương pháp bảo quản thịt, cá từ ướp muối sang tủ lạnh. Các dân tộc có thói quen ăn dưa muối, cà muối… cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Ngoài ra, theo TS Nghiêm Nguyệt Thu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần với sự gia tăng nguy cơ của ung thư dạ dày đã được biết đến từ lâu. Khoảng 70% bệnh nhân ung thư dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn H.P). Loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa.

Khi ăn nhiều muối, muối sẽ khiến vi khuẩn H.P phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Muối đồng thời còn hoạt động như một yếu tố kích thích viêm trên thành dạ dày, làm thành dạ dày nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác.

Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày

Nghiên cứu của tác giả D'Elia và cộng sự trên 270.000 người và theo dõi trong 6-15 năm cho thấy, những người ăn nhiều muối tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người ăn ít muối hơn. Một nghiên cứu khác còn tìm thấy rằng với mỗi gram muối ăn thêm mỗi ngày thì nguy cơ ung thư dạ dày tăng thêm 8%.

Năm 1994 Tổ chức Y tế Thế giới chính thức xếp vi khuẩn H.P là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Nhiễm vi khuẩn H.P gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày.Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột.

Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm H.P. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày.

Phòng ngừa ung thư dạ dày

- Hạn chế ăn đồ ăn mặn cũng như các đồ ăn hun khói, nướng, chiên nhiều dầu mỡ

- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích

- Tích cực bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, thức ăn chế biến từ các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, E

- Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.

Và quan trọng nhất là đừng quên khám tầm soát ung thư dạ dày hàng năm.

Theo Dân trí