ADB: Hỗ trợ các nước thành viên giải quyết vấn đề an ninh lương thực và biến đổi khí hậu
Nhận định về tình hình khu vực hiện tại, ông cho Asakawa cho biết, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống đặc biệt là kinh tế. Vào năm 2020, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chứng kiến sự thu hẹp tăng trưởng kinh tế đầu tiên trong gần sáu thập kỷ.
“Hiện chúng ta thấy các nền kinh tế đang phục hồi, nhưng triển vọng bắt đầu xấu đi. Điều này là do những thách thức ngày càng tăng như: tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine; thắt chặt tiền tệ mạnh hơn dự kiến ở các nền kinh tế tiên tiến và tỷ giá hối đoái mất giá mạnh và sự bất ổn tài chính”, ông nói.
ADB đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2022 so với dự báo vào tháng 4 từ 5,2% xuống 4,3% và từ 5,3% xuống 4,9% cho năm 2023.
Ông Masatsugu Asakawa, chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) |
Ông Asakawa cho biết, ADB đang tập trung hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển thông qua 2 lĩnh vực: Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh lương thực.
“Các tác động khí hậu đối với khu vực rất đáng lo ngại. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đang trải qua những cú sốc và căng thẳng về khí hậu. Đã có những trận lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy và sóng nhiệt tàn khốc. Chúng tôi thấy tác động của nó đối với sinh kế, an ninh lương thực, nước, và sức khỏe của hàng triệu người. ADB hoàn toàn cam kết thực hiện vai trò của mình với tư cách là Ngân hàng Khí hậu châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi đã nâng tham vọng tài trợ khí hậu của mình lên 100 tỷ đô la từ năm 2019 đến năm 2030”, Chủ tịch ADB nói.
Theo ông Asakawa, chuỗi cung ứng do đại dịch và xung đột Nga - Ukraine đã góp phần khiến giá lương thực tăng cao kỷ lục trong năm nay. Do sự cấp bách ngày càng tăng xung quanh vấn đề mất an ninh lương thực ở các nước thành viên đang phát triển của ADB nên ông đưa ra thông báo rằng: ADB sẽ cung cấp 14 tỷ đô la hỗ trợ từ năm 2022 đến năm 2025 để giải quyết vấn đề an ninh lương thực.
Dự án Phục hồi khu vực bị ảnh hương do xung đột ở Sri Lanka, Ảnh: ADB |
Năm nay, ngân hàng ADB dự kiến sẽ hoàn tất các cam kết với tổng trị giá khoảng 3,3 tỷ USD. Trong các hoạt động có chủ quyền: định hướng lại nguồn vốn từ các dự án đã chọn và tăng cường hỗ trợ theo quy luật ở một số quốc gia với tổng số tiền khoảng 1 tỷ đô la; chi ít nhất 1,5 tỷ đô la cho dự án liên quan đến nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và phát triển nông thôn.
Với khu vực tư nhân sẽ hỗ trợ tài chính cho chuỗi cung ứng và thương mại. Đồng thời, cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nông nghiệp và cho nông dân.
Khoản cho vay của ADB đối với các tổ chức tài chính sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về thực phẩm và nông nghiệp. Hỗ trợ khu vực tư nhân từ các nguồn lực của ADB dự kiến sẽ đạt 800 triệu USD vào năm 2022.
"Chúng tôi hiểu rằng an ninh lương thực đòi hỏi hệ thống lương thực có khả năng phục hồi. Sự hỗ trợ liên tục của chúng tôi đối với nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và phát triển nông thôn sẽ góp phần vào việc này. Chúng tôi đã lập trình cam kết bổ sung lên tới 10,7 tỷ đô la từ năm 2023-2025", ông Asakawa nói
Dự án phát triển hộ dân quy mô nhỏ tại Lào, Ảnh: ADB |
Ngân hàng ADB đang áp dụng 3 chiến lược để xây dựng hệ thống lương thực mạnh hơn, bền vững và công bằng hơn.
Thứ nhất, mở rộng các khoản đầu tư về giảm thiểu khí hậu và thích ứng với khí hậu trên toàn bộ chuỗi giá trị nông nghiệp và thực phẩm.
Thứ hai, thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và chuỗi giá trị, bao gồm cả thủy sản và chăn nuôi.
Thứ ba, thúc đẩy các giải pháp dựa trên thiên nhiên, bao gồm: phát triển các công cụ tài chính tiên tiến, sáng tạo để thu hút vốn nhằm xây dựng hệ thống thực phẩm thân thiện với môi trường và thúc đẩy chế độ ăn cân bằng hơn.
-
Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
ADB: Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070
-
Vì sao mưa lũ ngày càng nghiêm trọng?
-
Bài cuối: Hướng tới một Hà Nội "thích ứng" với biến đổi khí hậu
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Giải pháp của mô hình dịch vụ công ở các hội nghề nghiệp
-
Tăng cường hợp tác quốc tế và phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
-
Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế
-
Thẩm quyền giám sát vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp còn chồng chéo