Cần kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề "Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường".
Chương trình thảo luận với hai chủ đề chính: “Rác thải rắn và bài toán quản lý, xây dựng đô thị xanh”; và “Chung tay hợp tác công - tư, kết nối các nguồn lực xử lý hiệu quả chất thải rắn”.
Toàn cảnh tọa đàm. |
Phát biểu tại tạo đàm Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim nhấn mạnh, quản lý chất thải rắn hiệu quả không chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn là một ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường và hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Trong những năm qua, chúng ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó đã đặt ra các quy định cụ thể về quản lý chất thải, tái chế và giảm thiểu ô nhiễm, góp phần hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đã đặt mục tiêu phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
Mặc dù các chính sách và quy định đã được thiết lập, việc kiểm soát nguồn thải và quản lý chất thải rắn vẫn là một thách thức lớn. Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại, đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng, tạo áp lực lớn lên hệ thống xử lý và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim phát biểu tại tọa đàm. |
Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim nhấn mạnh: “Tọa đàm hôm nay với mong muốn tạo diễn đàn trao đổi, thu nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà quản lý và cử tri về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn; những tồn tại, khó khăn và thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt. Từ đó, khuyến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thải, chất thải rắn; tìm kiếm những giải pháp công nghệ phù hợp với nguồn lực của từng địa phương, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới việc phát triển xanh và bền vững”.
Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chia sẻ tại tọa đàm. |
Tại tọa đàm, các đại biểu là nhà lập pháp, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng, trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi cần phải có biện pháp quản lý, giải pháp công nghệ xử lý, tái chế đảm bảo hiệu quả về kinh tế và môi trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Tiến - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco cho rằng, bối cảnh hiện nay công nghệ xử lý chất thải không phải là vấn đề mà mấu chốt là làm sao đưa công nghệ vào cuộc sống. Cùng với đó, để biến rác thải thành tài nguyên, rất nhiều việc phải làm, nhưng điều đầu tiên phải thực hiện được đó là phải được phân loại từ nguồn, sau khi phân loại xong thì mỗi loại chất thải đều có công nghệ và cách thức ứng xử khác nhau.
Chia sẻ quan điểm, các đại biểu cũng đã thảo luận, trao đổi ý kiến về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn và những tồn tại, khó khăn, thách thức ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị các giải pháp tổng thể theo hướng thống nhất, nhằm mục tiêu quản lý nguồn thải, chất thải rắn, tìm giải pháp ứng dụng công nghệ phù hợp với nguồn lực của từng địa phương theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, từ đó giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ước tính mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng hơn 70 nghìn tấn rác thải, tuy nhiên, chỉ có 15% lượng rác này được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng. Việc xử lý rác thải cần được tiếp cận một cách bài bản và hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh công tác phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích áp dụng công nghệ tái chế. |
N.H
Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ bảo vệ môi trường |
Nhiều doanh nghiệp du lịch tại Huế cam kết giảm rác thải nhựa |
Lạng Sơn tích cực hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” |
-
Hội thảo phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển
-
Giải bài toán về phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
-
Hải Dương: Xử phạt hai doanh nghiệp do vi phạm về môi trường
-
Tập huấn và hỗ trợ năng lực nghề nghiệp cho các vựa phế liệu và người thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố Vũng Tàu
-
Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030
-
Nếu đất khỏe, con người sẽ khỏe, thế hệ sau sẽ khỏe
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Cải cách Thuế - Hải quan vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
-
Đề xuất các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn TP HCM