Xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP tăng trưởng ấn tượng
10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP đạt 45,1 tỷ USD |
Sáng 26/12, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với chủ đề: “Tận dụng ưu thế của người đi đầu”.
Theo thống kê của Vụ Chính sách thương mại đa biên, sau 3 năm thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác có hiệu quả cơ hội tại thị trường CPTPP và đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,7 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2020. Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,5 tỷ USD, tăng khoảng 37,6% so với năm 2020.
Trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 88,1 tỷ USD, tăng khoảng 19,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP đạt 45,1 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 43 tỷ USD, tăng khoảng 16,26% so với cùng kỳ.
Trong đó, xuất nhập khẩu sang thị trường các nước đối tác mà Việt Nam chưa có FTA trước đó gồm Canada và Mexico đã có kim ngạch tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt khoảng 4,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, trong thời gian vừa qua, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Trong thương mại quốc tế, xu hướng bảo hộ mậu dịch đã nổi lên ở một số nước và khu vực, thậm chí ngay tại những quốc gia có truyền thống ủng hộ tự do hóa thương mại. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước kiên định thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mà kết quả rõ rệt nhất là việc gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, Hiệp định CPTPP là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, với những cam kết sâu rộng, trải dài trên nhiều lĩnh vực.
Theo đại diện Bộ Công Thương, để có kết quả tích cực như trên, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp. Trong đó, đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Hiệp định CPTPP; tăng cường phổ biến, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tích cực trao đổi với các nước thành viên CPTPP để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và với các nước thành viên trong trao đổi về việc mở rộng Hiệp định CPTPP khi thời gian gần đây, một số nền kinh tế đã chính thức nộp đơn xin gia nhập bao gồm: Vương quốc Anh, Trung Quốc, Ecuador, Costa Rica và Uruguay…
CPTPP - Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam Ngày 27/4 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “CPTPP - Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam”. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đồng hành cùng chương trình. |
P.V
-
Tin tức kinh tế ngày 13/11: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới
-
[Infographic] Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024
-
VLF 2024: Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Tin tức kinh tế ngày 2/10: Xuất khẩu sang các thị trường CPTPP tăng gần gấp đôi sau 5 năm