Xuất khẩu rau quả lấy lại được đà tăng trưởng
Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 4/2019, kim ngạch xuất khẩu (XK) rau quả đạt hơn 460 triệu USD, tăng gần 27% so với tháng 3/2019 và tăng hơn 33% so với cùng kỳ 2018.
Trong quý I/2019, xuất khẩu rau quả bị tăng trưởng âm. Tuy nhiên, nhờ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong tháng 4 nên 4 tháng đầu năm nay XK rau quả đã tăng trưởng dương và mở ra triển vọng tăng trưởng tốt trong những tháng tới. Trong 4 tháng đầu năm 2019, XK rau quả đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ 2018.
(Ảnh minh họa) |
Cũng trong 4 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu rau quả của nước ta đạt gần 650 triệu USD. Tính chung, trong 4 tháng qua, ước xuất siêu rau quả hơn 760 triệu USD.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp XK rau, quả, sau một thời gian gặp khó khăn về XK trái cây sang Trung Quốc do phải thực hiện những quy định mới của nước này về truy xuất nguồn gốc, đến thời điểm này, nhìn chung XK trái cây sang Trung Quốc đã bắt đầu ổn định trở lại.
Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với 680,047 triệu USD, chiếm 71,67% thị phần. Tiếp đến là thị trường Mỹ, đạt 31,745 triệu USD, chiếm 3,35%; thứ 3 là Hàn Quốc với 31,27 triệu USD, chiếm 3,3%. Ngoài ra, một số nước cũng là đối tác xuất nhập khẩu rau quả lớn của Việt Nam như: Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, UAE, Australia, Malaysia, Đài Loan.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Group kỳ vọng có thể đẩy mạnh hơn nữa doanh số XK trái cây năm 2019. Thị trường mới nhất mà công ty này vừa khai phá là Nga, với các mặt hàng chủ lực là chanh dây, điều, trái cây đông lạnh...
Cùng với đó, ông Huỳnh Quang Đấu, Giám đốc Công ty Rau quả thực phẩm An Giang cho rằng, ứng dụng trong bảo quản có ý nghĩa rất lớn đối với ngành XK trái cây. Đơn cử, trái bưởi hiện mới chỉ có 30% sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn XK, con số này sẽ tăng lên 70 - 80% nếu có đầu tư về chế biến, bảo quản.
Do đó, ông Đấu nhấn mạnh: “Doanh nghiệp XK trái cây nếu có được sự hỗ trợ về vốn để đầu tư ứng dụng công nghệ mới có đủ tiềm lực để liên kết với nông dân, xây dựng chuỗi sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và gắn thương hiệu cho sản phẩm. Điều quan trọng, các bộ, ngành tiếp tục là cầu nối cho doanh nghiệp xâm nhập, mở rộng thị trường XK, từng bước khẳng định vị trí trái cây Việt Nam tương xứng với tiềm năng”.
Với 1,8 triệu ha trồng rau, quả và XK sang 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, mặt hàng rau, quả đang được đánh giá là tiềm năng lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Hơn 10 năm qua, rau, quả là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất của ngành nông nghiệp. Nếu như năm 2005, sản phẩm rau, quả của Việt Nam mới XK sang 36 quốc gia, vùng lãnh thổ với kim ngạch đạt 235 triệu USD, thì đến năm 2018, kim ngạch XK đã đạt 3,8 tỷ USD với thị trường tiêu thụ tới 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Có thời điểm, sản phẩm rau, quả có mức tăng trưởng ngang bằng, thậm chí vượt qua cả mặt hàng cà phê, bỏ xa các mặt hàng chủ lực khác như gạo, hồ tiêu, hạt điều, cao su...
L.M
Xuất khẩu rau quả: Khó khăn bủa vây |
Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu rau quả sang EU |
Xuất khẩu rau quả Việt Nam sẽ tăng vọt |
-
Tin tức kinh tế ngày 12/11: Hàng Việt chiếm tỷ lệ 80% tại các siêu thị
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Tin tức kinh tế ngày 22/9: Giá đường tăng mạnh nhất trong gần 2 thập kỷ
-
Tin tức kinh tế ngày 20/9: Cước vận tải biển giảm sâu
-
Tin tức kinh tế ngày 18/9: Xuất khẩu rau quả tăng mạnh ở nhiều thị trường
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024
-
COP29: Azerbaijan bảo vệ quyền khai thác dầu khí trước áp lực quốc tế
-
EU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào Nga
-
Giá dầu hôm nay (15/11): Tiếp tục giảm trong phiên
-
Giá khí đốt tự nhiên của Châu Âu chạm mức cao nhất trong năm 2024