Xuất hóa đơn điện tử mỗi lần bán xăng dầu có gây lãng phí?
Ảnh minh họa |
Theo Bộ Tài chính, Khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử: “Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”.
Việc lập HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu được quy định tại điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ: “Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu”.
Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17/11/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ quy định các công ty kinh doanh xăng dầu phải có trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về HĐĐT theo quy định của Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan thuế.
Như vậy, quy định các công ty kinh doanh xăng dầu phải thực hiện phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đã được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định số 80/2023/NĐ-CP của Chính phủ và ngày 01/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1284/CĐ-TTg về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tại điểm c khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định: “Đối với hóa đơn điện tử bán xăng đầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng”.
Tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về việc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế: “Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày”.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với các khách hàng lấy hóa đơn, cửa hàng xăng dầu thực hiện lập HĐĐT với đẩy đủ các chỉ tiêu theo quy định. Đối với khách hàng không lấy hóa đơn, cửa hàng xăng dầu cũng phải lập hóa đơn, tuy nhiên, việc xuất HĐĐT đối với trường hợp này là cho khách hàng cá nhân không kinh doanh nên trên hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ các chỉ tiêu (không cần thông tin người mua), việc lập HĐĐT là theo phần mềm, được thực hiện tự động, số lượng HĐĐT đã xuất sẽ được lưu trữ đầy đủ bằng hình thức điện tử (không phải in ra) tại các cửa hàng xăng dầu và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Do đó, việc xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng không làm mất thời gian của người mua không có nhu cầu lấy hóa đơn nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định và HĐĐT được lưu trữ, tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Thực tế thực hiện tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cho thấy việc phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng cho khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn sẽ nhận được HĐĐT về hộp thư điện tử của mình để có thể tra soát, đối chiếu. Đối với khách hàng không kinh doanh (không có nhu cầu lấy hóa đơn), hệ thống ứng dụng phát hành HĐĐT của doanh nghiệp tự động xử lý, phát hành hóa đơn và lưu trữ dưới hình thức điện tử và truyền về cơ quan thuế theo bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT từng mặt hàng bán trong ngày. Việc phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng được Tập đoàn thực hiện từ ngày 01/7/2023 tại 2.700 cửa hàng thuộc hệ thống và không xảy ra tình trạng ách tắc tại các CHXD.
Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng nhà hàng, quán ăn trốn xuất hóa đơn? Trước phản ánh của báo chí về tình trạng nhà hàng, quán ăn, khách sạn trốn xuất hóa đơn tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế, Bộ Tài chính đã có ý kiến trả lời về vấn đề này. |
P.V
-
Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí
-
Thu ngân sách từ doanh nghiệp xăng dầu tăng 13%
-
Tại sao nhiều bộ ngành đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng?
-
Tổng cục Thuế khuyến cáo người dân không sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp
-
Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không có hóa đơn điện tử
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Giá dầu hôm nay (18/10): Dầu thô tăng trở lại
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh