Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí

06:30 | 15/10/2024

21 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 13/10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết “Chống lãng phí”. Bài báo đã được sự quan tâm của đồng bào cả nước. Có nhiều ý kiến đã phân tích, làm sáng rõ những tư tưởng, quan điểm của tác giả và đặc biệt là nhấn mạnh những giải pháp thực hiện.

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu. Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa đã là như vậy. Cha ông ta khuyên nhủ: “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”; “Làm ngày nắng, ăn ngày mưa/Làm ngày xưa, ăn bây giờ”; “Làm khi lành để dành khi đau”, “Được mùa chớ phụ ngô khoai/ Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”... Từ khi Đảng ta ra đời, từ khi nước Việt Nam mới được ghi tên trên bản đồ thế giới, đất nước liên tục trải qua các cuộc chiến tranh, phải vừa kháng chiến vừa kiến quốc, việc thắt lưng buộc bụng, chống lãng phí của công càng trở nên thiết thân.

Ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ để bàn những nhiệm vụ cấp bách. Trước tình hình nạn đói hoành hành, Bác Hồ đã viết bài “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên Báo Cứu quốc. Người đề nghị với đồng bào cả nước và chính Người gương mẫu thực hành trước: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Chuyện tiết kiệm mà Bác nêu ra và gương mẫu làm trước thật là thiết thực, cảm động!

Xây dựng văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí
Người lao động dầu khí bảo dưỡng Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố. (Ảnh minh họa)

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quan trọng này. Quốc hội đã xây dựng Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thường xuyên có các đoàn kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời.

Thế nhưng, bên cạnh kết quả tích cực là không ít khuyết điểm, yếu kém. Tình trạng “bóc ngắn cắn dài”, “ném tiền qua cửa sổ”, “vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy”... xảy ra ở nhiều nơi. Trong một báo cáo của Quốc hội đã thẳng thắn chỉ rõ, có hàng nghìn dự án sử dụng vốn Nhà nước có biểu hiện lãng phí; tổng số tiền thất thoát trong 5 năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng; hàng chục nghìn ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật. Thật là những con số đau xót!

Trong tình hình mới, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới phải tiếp tục thực hiện chủ trương lớn: chống lãng phí, nhằm tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Là một tập đoàn kinh tế lớn, trong những năm qua, thực hiện chủ trương cảu Đảng và Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng chương trình trong 5 lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính và các lĩnh vực khác của Tập đoàn. Ưu tiên xử lý dứt điểm những vấn đề còn tồn tại để hoàn thành bàn giao, đưa vào vận hành thương mại và có phương án triển khai khả thi đối với các dự án trọng điểm.

Điểm nổi bật là Petrovietnam đã có Chương trình hành động Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giai đoạn 2021-2025, với các nhóm giải pháp cụ thể. Đặc biệt là giải pháp đẩy nhanh việc cơ cấu lại Công ty mẹ - Petrovietnam và các doanh nghiệp có vốn theo Đề án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung xử lý dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, thông qua việc thoái vốn và bảo đảm tập trung vốn cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính.

Để bảo đảm hiệu quả sản xuất, triệt để tiết kiệm, chống lãnh phí, chúng ta đã quyết liệt triển khai và ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp và các giải pháp quản trị số để thay đổi mô hình kinh doanh, tối ưu chi phí. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư sớm đi vào khai thác, vận hành đúng kế hoạch. Định kỳ rà soát tối ưu hóa danh mục đầu tư; xử lý kịp thời các khoản đầu tư kém hiệu quả gây ứ đọng tiền vốn.

Các đơn vị trong tập đoàn đã thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá và kịp thời bổ sung, sửa đổi, các định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu. Đồng thời, định mức lao động, tiền lương, sử dụng máy móc, thiết bị làm cơ sở kiểm soát và đánh giá, xác định, định lượng các chỉ tiêu chống lãng phí phù hợp với yêu cầu thực tế. Phong trào phát huy sáng kiến và cải tiến, tối ưu hóa kỹ thuật trong đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh đã góp phần hạn chế tối đa sự lãng phí do mắc lỗi trong sản xuất.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào trong sản xuất. Nhiều ứng dụng công nghệ mới được đưa vào quản lý, quản trị và hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ. Thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí nhất là đối với các khoản chi phí quản lý. Tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, v.v.. Năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được đánh giá là “Điểm sáng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Cả năm, toàn Tập đoàn đã tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh và đầu tư 5.941 tỉ đồng.

Những đóng góp của Petrovietnam trong bức tranh chung: phát triển sản xuất, kinh doanh đi liền với thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí đã góp phần quan trọng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thời gian tới, đúng như chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các cấp, các ngành cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí, coi đây là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp, có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cần tiếp tục hoàn thiện và tổ chức triển khai quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật. Điều này theo chúng tôi là yếu tố cốt lõi để phòng, chống lãng phí, trong đó tập trung vào ba vấn đề chủ yếu là, lãng phí lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của. Đương nhiên, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.

Chống lãng phí phải được tiến hành đồng thời với chống tham nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác.

Hải Đường