Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xử lý ai - Ai xử lý?

10:23 | 20/08/2012

1,704 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - (Petrotimes) - Câu hỏi ai xử lý và xử lý ai liên quan đến tham nhũng đã có câu trả lời bằng quyết tâm của Đảng và hệ thống chính trị.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng đang được trình lên Chính phủ xem xét và phê duyệt. Theo Bộ Nội vụ, hình thức và mức độ xử lý kỷ luật được đề nghị trong dự thảo bao gồm 3 hình thức: khiển trách, cảnh cáo và cách chức. Với dự thảo nghị định này, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra tham nhũng trong bối cảnh số vụ việc phát hiện nhiều nhưng việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu rất ít.

Xét xử một vụ tham nhũng

Thời gian qua, phần lớn những vụ tham nhũng bị phát hiện đều liên quan đến tình trạng vi phạm luật đất đai; thanh quyết toán khống hoặc bớt xén khối lượng các công việc xây dựng ở các công trình hạ tầng cơ sở; sai phạm trong đầu tư công... Cách đây 5 năm, vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn khiến một số “quan tham” bị truy tố trước pháp luật. Hàng loạt vụ tham nhũng đất đai gần đây ở Vĩnh Phúc, Hóc Môn (TP HCM)… gây tổn thất đội ngũ cán bộ và thất thoát nhiều tỉ đồng. Bên cạnh đó, tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh đòi hối lộ của cán bộ ngành thuế, hải quan và các cán bộ cơ sở vẫn chưa giảm. Cơ quan điều tra đã khởi tố nhiều vụ lừa đảo, tham nhũng, sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Mới đây Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên án tử hình một quan chức kho bạc huyện Nhà Bè can tội thụt két 44 tỉ để cờ bạc. Bộ Công an vừa làm rõ như vụ ông Vũ Quốc Hảo (cựu Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cùng các đồng phạm đã ký 10 hợp đồng khống, rút gần 800 tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 500 tỉ đồng. Riêng ông Tổng giám đốc Vũ Quốc Hảo bị cáo buộc hưởng lợi gần 84 tỉ đồng trong số này. Vụ này Bộ Công an mới chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát đề nghị truy tố nên còn phải chờ xem hồi sau mới rõ.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật nhận định, tội phạm tham nhũng không chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực “nhạy cảm” mà ở hầu hết các lĩnh vực. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn... Thế nhưng, có một nghịch lý, nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào qua công tác thanh, kiểm tra. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không công bố danh sách địa phương không phát hiện được tham nhũng suốt 5 năm, mà chỉ nêu 4 tỉnh tham nhũng chưa được kiềm chế là Đắk Nông, Đồng Nai, Hậu Giang, Bắc Kạn?

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng đã chỉ rõ tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và tòa án chưa được khắc phục nhũng bằng không.

Đáng quan ngại là tình trạng có một bộ phận cán bộ trong cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan tiến hành tố tụng có hành vi tham nhũng khi thực hiện chức trách của cơ quan công quyền chống tham nhũng đã bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu hình sự. Trong thực tế đã có vụ án tham nhũng mà ý kiến trái chiều ngay trong cơ quan tiến hành tố tụng khiến dư luận lo ngại về dấu hiệu đằng sau sự trái chiều đó là tiêu cực. Phải chăng đây là nguyên nhân không phát hiện ra tham nhũng.

Tại diễn đàn Quốc hội, các đại biểu đặt vấn đề phải xem lại là khâu xử lý sau khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng. Ủy viên Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiến lưu ý rằng, trong số những vụ việc tham nhũng đã xử được, đa số đối tượng chỉ bị khép tội ít nghiêm trọng, có khung hình phạt quy định dưới 3 năm tù. Một tỉ lệ rất lớn đối tượng sau đó chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc là được hưởng án treo. Ông Hiến cảnh báo, hiện tượng nhiều vụ tham nhũng kéo dài thời hạn bất thường ở tất cả các giai đoạn tố tụng là để giảm bớt hành vi phạm tội của các bị cáo… Có đại biểu chất vấn rằng, phải chăng “con mèo ăn vụng miếng thịt thì đuổi đánh chết, còn con hổ đến bắt cả con heo trong chuồng thì đóng cửa nằm im giả như không có chuyện gì xảy ra”?

Tuy nhiên không phải như vậy. Nghị quyết và kết luận của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) đã chỉ rõ: Phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

Xem ra chuyện chống tham nhũng tuy còn nhiều chuyện phải làm nhưng quyết không phải là chuyện đánh trống bỏ dùi, trên quyết dưới liệt. Câu hỏi ai xử lý và xử lý ai liên quan đến tham nhũng đã có câu trả lời bằng quyết tâm của Đảng và hệ thống chính trị.

Thọ Vinh

(Năng lượng Mới số 147, ra thứ Sáu ngày 14/8/2012)