Xe điện Trung Quốc trước nguy cơ vỡ “bong bóng”
Trung Quốc dư thừa xe điện quy mô lớn (Ảnh: Bloomberg) |
Lịch sử kinh tế thế giới từng xảy ra rất nhiều sự kiện “bong bóng” - dùng để chỉ trạng thái một ngành, lĩnh vực phát triển nóng đến mức hút hết vốn đầu tư, vượt ra khỏi quy luật thông thường, và hệ quả rất tồi tệ khi “bong bóng” vỡ.
Có thể kể đến như “bong bóng hoa Tulip năm 1673, “bong bóng” kinh tế Nhật thập niên 90, “bong bóng” dotcom những năm 2000 đều dẫn đến các cuộc “Đại khủng hoảng” kéo lùi kinh tế toàn cầu.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, ngành công nghiệp xe điện tại Trung Quốc đang phát triển theo dạng thức “bong bóng”. Trong khi tất cả lĩnh vực truyền thống đều chững lại thì xe điện và hệ sinh thái liên quan đã phát triển với tốc độ kinh ngạc.
Năm 2009 chưa đầy 500 xe điện được bán ra tại thị trường tỷ dân, nhưng trong 11 năm sau đó tình hình đảo ngược, Trung Quốc chi 29 tỷ USD trợ cấp lĩnh vực xe điện, 6 triệu sản phẩm được bán ra, chiếm 1 nửa thị phần toàn cầu.
Ví dụ, hãng Xpeng đã sản xuất được 0,1 triệu xe chỉ sau 6 năm thành lập, trong khi đó Tesla mất gấp đôi thời gian để làm được điều tương tự. Đây là điều rất khó lý giải ngay cả với những chuyên gia hàng đầu.
Vào tháng 5 năm nay, nhà sản xuất ôtô và pin điện BYD của Trung Quốc cho biết họ đã sản xuất được 1 triệu ôtô trong danh mục xe năng lượng mới, bao gồm xe chỉ sử dụng pin và xe hybrid.
Và hiện tượng lạ cũng thường xuyên xuất hiện với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, tính từ đầu năm đến nay cổ phiếu của Tesla đã tăng 11%, còn cổ phiếu của Xpeng đã mất đi 12%. Cùng khoảng thời gian, giá cổ phiếu của công ty Nio đã mất 1/4 giá trị.
Nghĩa địa xe điện tại Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg) |
Hiện nay trên toàn thế giới cứ 10 chiếc xe điện đang lưu thông thì 5 chiếc thuộc về Trung Quốc. Theo thống kê của China Business News, ít nhất 15 công ty khởi nghiệp ô tô điện với công suất dự kiến hàng năm lên tới 10 triệu chiếc đã phá sản hoặc ngấp nghé bờ vực vỡ nợ. Sở dĩ như vậy do:
Thứ nhất, trong tất cả các lĩnh vực, không riêng gì xe điện, nếu Trung Quốc muốn, họ có thể thực hiện bằng mọi giá. Nhiều kế hoạch được triển khai với “quyết tâm chính trị” cao nhất, lãnh đạo bởi nhà nước toàn năng nên có thể huy động tổng lực mọi nguồn lực.
Thứ hai, xuất phát điểm trình độ công nghệ kém hơn các đối thủ phương Tây nên doanh nghiệp Trung Quốc thường dùng năng suất lao động bằng phương pháp thâm dụng lao động, tài nguyên, chính sách để tạo ra sản phẩm rẻ hơn đối thủ. Do vậy, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc thường có các đặc điểm: nhanh, nhiều và rẻ.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
Châu Âu “bất lực” trước cơn sóng xe điện Trung Quốc? |
Trung Quốc có "ngại" đối đầu với EU về xe điện? |
Phương Tây sẽ "ra tay" với pin xe điện Trung Quốc? |
-
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
-
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự báo giảm tháng thứ 6 liên tiếp
-
Liên minh Châu Âu và Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm giải pháp thuế quan xe điện
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc