Việt Nam có Đại học đào tạo chính quy về Quản lý thị trường
Ngày 4/1/2021, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký thỏa thuận đào tạo theo nhu cầu và hợp tác giữa Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Công Thương) Lý Quốc Hùng phát biểu tại buổi lễ |
Phát biểu tại lễ ký kết, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Công Thương) Lý Quốc Hùng cho biết, lực lượng QLTT được hình thành từ năm 1957, từ đó đến nay, lực lượng QLTT đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, chưa có trường đại học nào ở Việt Nam đào tạo chính quy chuyên ngành QLTT. Trước đây, hầu hết công chức QLTT đều được đào tạo ở những ngành khác nhau và làm việc theo kinh nghiệm. Mặc dù lực lượng QLTT thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhưng công tác đào tạo bồi dưỡng hầu như phụ thuộc vào việc gửi tới các trường đào tạo khác, chưa thực sự chuyên sâu vào lĩnh vực QLTT.
Lễ ký thỏa thuận đào tạo theo nhu cầu và hợp tác giữa Tổng cục Quản lý thị trường và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân |
Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết, do chưa có trường đào tạo chính quy chuyên ngành QLTT nên các cán bộ QLTT đều phải tự học trong quá trình làm, tuy nhiên trong thực tế cũng nảy sinh nhiều khó khăn. Đặc biệt, hiện nay với quá trình hội nhập sâu rộng, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp trong thị trường nội địa đặt ra đòi hỏi cao hơn cả về kiến thức cũng như trình độ của lực lượng QLTT như kiến thức về luật, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xử lý tranh chấp...
Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh nhấn mạnh, Bộ Công Thương xác định đào tạo đại học về QLTT là định hướng chiến lược, quan trọng của lực lượng QLTT giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030; là điều kiện tiên quyết để phát triển lực lượng QLTT theo hướng “chính quy - chuyên nghiệp - hiện đại”. Theo thỏa thuận, hai đơn vị sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo đại học và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực lượng QLTT phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nói riêng, phục vụ sự nghiệp nguồn nhân lực kinh tế nói chung.
Việc được đào tạo chính quy trình độ đại học sẽ giúp lực lượng QLTT có một đội ngũ cán bộ tương lai đủ lớn với trình độ chuyên môn sâu, vững về kiến thức cơ sở, thực tiễn và nền tảng; mạnh về kỹ năng nghề nghiệp, am hiểu sâu về các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, đồng thời biết ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động QLTT.
Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế, khoa học công nghệ phát triển mạnh, công nghệ số được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế, việc đào tạo bài bản, chính quy sẽ giúp lực lượng QLTT có kiến thức chuyên môn cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết dự kiến mỗi khóa đào tạo chuyên ngành QLTT sắp tới sẽ tuyển sinh khoảng 50-110 sinh viên/khóa.
Nguyễn Hoan
-
Kiến tạo không gian phát triển mới cho mua bán hàng hóa
-
Tin tức kinh tế ngày 23/9: Thu thuế thương mại điện tử tăng trưởng đột phá
-
Tin tức kinh tế ngày 15/8: Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao kỷ lục
-
Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức
-
Shopee, TikTok Shop “chiếm lĩnh” thị trường bán lẻ online
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi