Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?
Văn bản kiến nghị do Trung Quốc và các quốc gia không phải là thành viên của Hội đồng Bảo An (gồm Belarus, Bắc Triều Tiên, Eritrea, Nicaragua, Venezuela và Syria) đồng bảo trợ đã thu về 3 phiếu thuận từ Nga, Trung Quốc và Brazil, trong khi đó có 12 thành viên khác của Hội đồng bỏ phiếu trắng.
Để một nghị quyết được thông qua, cần tối thiểu 9 phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết nào từ 5 thành viên thường trực, bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.
Nghị quyết yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thành lập một ủy ban quốc tế để “tiến hành một cuộc điều tra quốc tế toàn diện, minh bạch và công minh về tất cả các phương diện trong vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2, bao gồm cả việc xác định thủ phạm, kẻ chủ mưu, kẻ đứng sau và các đồng phạm”.
Nga biện minh cho yêu cầu của mình bằng cách tuyên bố đã bị Thụy Điển, Đức và Đan Mạch gạt bỏ khỏi các cuộc điều tra, những quốc gia giáp với khu vực xảy ra vụ phá hoại đã bác bỏ cáo buộc này.
“Chúng tôi có những mối nghi lớn và có cơ sở về tính khách quan và minh bạch của các cuộc điều tra quốc gia do một số nước châu Âu tiến hành”, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassili Nebenzia nhấn mạnh hôm thứ Hai vừa qua, đồng thời viện dẫn “những nghi ngờ” về các hành động được thực hiện dưới chiêu bài điều tra để “che giấu bằng chứng và phủi sạch hiện trường vụ án”. “Tôi tin rằng sau cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay, những nghi ngờ về kẻ đứng sau vụ phá hoại Nord Stream đã rõ ràng”, ông nói thêm.
Nhiều thành viên Hội đồng Bảo an đã bác bỏ ý tưởng thành lập một ủy ban quốc tế, họ tin vào 3 quốc gia dẫn đầu các cuộc điều tra, đồng thời lên án nỗ lực của Nga nhằm làm chệch hướng chú ý khỏi việc tấn công Ukraine. Nghị quyết là “nỗ lực nhằm làm mất uy tín của các cuộc điều tra quốc gia (...) và ảnh hưởng đến những phát hiện trong tương lai nếu chúng không đúng với câu chuyện chính trị như dự đoán của Nga”, Phó Đại sứ Hoa Kỳ Robert Wood cho biết, đồng thời bác bỏ “những cáo buộc vô căn cứ của Nga” nhằm chống lại Mỹ.
Trước đây, AFP chỉ ra rằng vụ phá hoại đã diễn ra sau “các mối đe dọa lặp đi lặp lại đối với Nord Stream” từ phía Mỹ. Tài liệu tham khảo này không còn xuất hiện trong văn bản được đưa ra bỏ phiếu vào thứ Hai.
Gần 6 tháng sau vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2, trách nhiệm về vụ tấn công dưới biển Baltic vẫn còn là một ẩn số.
Trong một bài báo gần đây, nhà báo điều tra người Mỹ Seymour Hersh đã viết rằng các thợ lặn của Hải quân Mỹ, được Na Uy hỗ trợ, bị cáo buộc đã gài chất nổ vào đường ống Nord Stream vào tháng 6/2022 và 3 tháng sau mới kích hoạt nổ. Washington cho rằng thông tin này là “hoàn toàn sai sự thật”. Về phần mình, tờ New York Times cho rằng một “nhóm thân Ukraine” phản đối Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra vụ phá hoại, dựa trên thông tin do tình báo của Mỹ. Ukraine phản đối các cáo buộc này, còn Nga mô tả đây là “một trò phối hợp đảo lộn truyền thông”.
Nh.Thạch
AFP
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo