Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao hàng giả vẫn “sống” dai dẳng?

18:57 | 17/01/2022

215 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thời gian gần đây tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn chưa thuyên giảm. Câu hỏi đặt ra: Tại sao hàng giả, hàng lậu vẫn “sống” dai dẳng?
Vì sao hàng giả vẫn “sống” dai dẳng?

Ông Nguyễn Đức Lê - Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường): Vấn nạn hàng giả trong kinh doanh online

Thời gian qua, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giãn cách xã hội, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng mạng xã hội, thương mại điện tử để buôn bán hàng giả. Nhiều trang mua bán hàng online nhập hàng nước ngoài vào khá đơn giản và dễ dàng. Không thể bán một sản phẩm thương hiệu quốc tế chỉ vài chục nghìn đồng, mấy trăm nghìn đồng, thay vì giá đúng là mấy chục triệu đồng.

Ngoài mặt hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thời trang..., thời gian qua, các mặt hàng trang thiết bị y tế, khẩu trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không xác định được mức độ an toàn cũng nở rộ, cụ thể là máy thở oxy, máy đo nồng độ oxy trong máu, thuốc, khẩu trang... Người tiêu dùng nên cẩn trọng, lựa chọn những sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Vì sao hàng giả vẫn “sống” dai dẳng?
Thời điểm cận Tết Nguyên đán, hàng giả, hàng lậu có xu hướng gia tăng

Kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung rà soát các chính sách, pháp luật để kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, tránh chồng chéo, nhất là các quy định liên quan đến xuất xứ, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa; tăng cường công tác quản lý địa bàn kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc tình hình, nhận diện phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng, chống gian lận trên môi trường mạng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm...

Vì sao hàng giả vẫn “sống” dai dẳng?
Vì sao hàng giả vẫn “sống” dai dẳng?

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao: Hàng giả đe dọa sản xuất nội địa

Hiện nay, hàng giả thường ghi thông tin trên bao bì rất vô lý và tùy tiện một cách thô thiển. Ví dụ, nhãn ghi là sản phẩm nhập khẩu nhưng địa chỉ bên dưới lại ghi sản xuất tại một địa phương trong nước. Những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc bị khống chế về ghi nhãn hàng hóa rất chặt chẽ. Còn người làm hàng giả muốn ghi gì thì ghi. Người tiêu dùng phải để ý và thận trọng.

Ngoài ra, cần chú ý đến hàng sản xuất trong nước nhưng ghi là hàng nhập khẩu. Có người nhập một số nguyên liệu nước ngoài về chưa đủ điều kiện để thay đổi mã HS mà đã tự thay đổi xuất xứ hàng hóa. Người tiêu dùng không khó phát hiện những yếu tố đó.

Cuối năm 2021, do tác động của dịch Covid-19 nên sức mua sụt giảm nghiêm trọng. Tuy vậy, có sự chuyển dịch trong xu hướng tiêu dùng của một bộ phận người tiêu dùng, khi họ chấp nhận hàng rẻ để thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó, doanh nghiệp tập trung phát triển thương hiệu, nên khi phát hiện ra những vụ giả mạo sản phẩm thì khá trễ.

Nếu tình trạng hàng nhái, hàng giả còn kéo dài, doanh nghiệp làm ăn chân chính rất khó có “đất sống”, đe dọa sản xuất nội địa.

Vì sao hàng giả vẫn “sống” dai dẳng?

Ông Nguyễn Hùng Anh - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan): Bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính

Mới đây, Cục Điều tra chống buôn lậu cùng Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) kiểm tra lô hàng quá cảnh độc lập của một công ty, phát hiện hàng hóa là sản phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng của Nike, Chanel, Gucci, Hammers... với tổng trị giá 1,6 tỉ đồng. Sau đó, cơ quan chức năng đã xử phạt hành vi quá cảnh hàng hóa giả nhãn hiệu với số tiền 360 triệu đồng và buộc tiêu hủy hết số hàng hóa đó.

Ngoài tình trạng nhập khẩu hàng giả để tiêu thụ ở thị trường nội địa, lực lượng chức năng còn ghi nhận rất nhiều mặt hàng sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”. Đơn cử trường hợp Công ty TNHH Cao su Talalay Việt Nam nhập khẩu nệm cao su, nệm mỏng, bên ngoài ghi “Made in China” nhưng bên trong lại ghi “Made in Vietnam”. Cục Hải quan TP HCM đã ra quyết định khởi tố và chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra.

Ngoài ra, Cục Điều tra chống buôn lậu cũng ghi nhận rất nhiều hàng hóa không hợp quy, sai quy định xuất xứ... được nhập khẩu chính ngạnh, vô hình trung ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các nước.

Hàng giả trong xuất khẩu, nhập khẩu rất phức tạp. Ngoài việc giả xuất xứ, nhãn hiệu đối với hàng nhập khẩu, ở chiều xuất khẩu, các thương nhân nước ngoài câu kết với người Việt Nam thành lập các công ty có máy móc, thiết bị sản xuất, lắp ráp đơn giản, chưa đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS nhưng vẫn khai báo xuất xứ Việt Nam rồi xuất khẩu nhằm trốn thuế.

Sắp tới, cơ quan hải quan sẽ phối hợp với các bên liên quan để ngăn chặn hàng hóa gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ. Mặt khác, cơ quan hải quan sẽ kết nối với quốc tế, trao đổi thông tin với cơ quan hải quan các nước, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các dấu hiệu gian lận thương mại nhằm xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Năm 2021, hải quan cả nước đã phối hợp cùng lực lượng chống buôn lậu phát hiện, xử lý trên 13.000 vụ sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, thu nộp ngân sách hơn 270 tỉ đồng. Lực lượng quản lý thị trường cả nước cũng xử lý hàng chục nghìn vụ vi phạm.

Thanh Hồ