Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tụt huyết áp nên xử lý ra sao?

18:48 | 26/06/2021

374 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tụt huyết áp hay hạ huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương do té ngã, có thể gặp ở mọi đối tượng từ già cho đến trẻ. Không chỉ vậy, tụt huyết áp ở mức độ nghiêm trọng dẫn đến sốc, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Ăn nhiều thịt có hại cho sức khỏe?Ăn nhiều thịt có hại cho sức khỏe?
Chuối tiêu - vị thuốc quý của người bệnh gan, tăng huyết ápChuối tiêu - vị thuốc quý của người bệnh gan, tăng huyết áp
Thu hơn 130.000 hộp kháng sinh, thận, huyết áp không nguồn gốcThu hơn 130.000 hộp kháng sinh, thận, huyết áp không nguồn gốc

Huyết áp là áp lực máu lên thành động mạch, nó đặc trưng cho khả năng tuần hoàn lưu thông máu bên trong cơ thể. Tụt huyết áp là khi huyết áp đột ngột giảm xuống mức thấp so với mức huyết áp bình thường của một người. Mặc dù huyết áp bình thường mỗi người có thể khác nhau nhưng thường dao động xung quanh mức 120/80 mmHg và tụt huyết áp thường được xác định khi huyết áp tâm thu (chỉ số trên) giảm xuống dưới mức 90mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) giảm xuống dưới mức 60 mmHg.

Cần lưu ý là chỉ số huyết áp tâm trương giảm theo tuổi. Do vậy, cần phải nắm rõ chỉ số huyết áp bình thường của mình (gồm cả 2 thông số là huyết áp tâm thu và tâm trương).

Dấu hiệu nhận biết tụt huyết áp

Chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng
Chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng là dấu hiệu phổ biến nhất của tụt huyết áp - Ảnh minh họa

Huyết áp tụt xuống mức thấp, áp lực đẩy máu tới sẽ bị giảm sút và hệ quả tất yếu là lượng máu tuần hoàn tới các cơ quan cũng sẽ bị giảm theo. Dấu hiệu của tụt huyết áp thực chất chính là các triệu chứng xuất hiện khi các cơ quan bị thiếu máu ở mức độ nghiêm trọng (đặc biệt là não bộ). Khi bị tụt huyết áp người bệnh có thể xuất hiện một hoặc một số các triệu chứng như: Chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng (thường gặp nhất); giảm thị lực, cảm giác như mọi thứ xung quanh tối sầm lại; da tái nhợt; buồn nôn, nôn mửa, khát nước; nhịp thở nông, tim đập nhanh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị ngất xỉu khi tụt huyết áp mức độ nặng (tụt huyết áp là nguyên nhân gây ngất xỉu phổ biến nhất trong tất cả các bệnh lý); Lạnh tay chân, tiểu ít, có thể đau bụng.

Các triệu chứng của tụt huyết áp có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường gặp nhất là khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột, đứng lên ngồi xuống, khi trời quá nóng hoặc làm việc nặng, đổ mồ hôi nhiều.

Nguyên nhân tụt huyết áp

Huyết áp bên trong cơ thể được quyết định bởi nhiều yếu tố, chính vì vậy hiện tượng tụt huyết áp cũng có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó bao gồm vấn đề về máu như: Thiếu máu (thiếu dinh dưỡng, bệnh về máu...), mất nước (vận động thể lực quá mức, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài...); mất máu (có thể nhận biết được, hoặc thông qua những con đường ít nhận biết như xuất huyết tiêu hóa). Các bệnh tim mạch như: suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim… khiến tim bị giảm khả năng bơm máu.

Vấn đề về hormone như: Thay đổi nội tiết tố sau sinh, tiền mãn kinh, bệnh tuyến giáp, bệnh thận, bệnh lí tuyến thượng thận…

Vấn đề về hệ thần kinh như: Các tế bào cảm nhận huyết áp bên trong lòng mạch hoạt động kém hiệu quả, bệnh Parkinson…

Ngoài ra, tụt huyết áp có thể do uống quá nhiều rượu, bia hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc như: Thuốc điều trị tăng huyết áp, đặc biệt là thuốc lợi tiểu, beta-blocker, thuốc có cơ chế tác động liên quan tới hệ thần kinh (thuốc điều trị rối loạn cương dương, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị động kinh…).

Cách xử trí khi bị tụt huyết áp

Xử trí đúng cách khi bị tụt huyết áp có thể giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn và hạn chế những tai nạn, chấn thương không đáng có do tụt huyết áp gây ra.

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của tụt huyết áp bạn hãy xử trí theo các bước sau: Từ từ ngồi hay nằm xuống một nơi bằng phẳng, tốt nhất là nằm lên ghế dài hoặc giường và nâng hai chân của mình lên cao. Nhờ người thân giúp đỡ để uống một cốc nước có vị ngọt hoặc mặn, nếu không có thì có thể uống 2 cốc nước đầy. Dùng tay day huyệt thái dương (người bệnh có thể tự làm hoặc nhờ người thân giúp đỡ) cho tới khi hồi phục trở lại. Khi người bệnh cảm thấy đã bình thường trở lại muốn ngồi dậy cũng cần thực hiện rất từ từ bởi vì nếu đứng lên nhanh rất có thể sẽ bị tụt huyết áp trở lại.

Nếu có đi kèm các triệu chứng như sốt cao, ăn kém, lú lẫn, hoặc không cảm thấy khỏe hơn sau khi nghỉ ngơi, bệnh nhân cần đến bệnh viện kịp thời để được bác sĩ khám và tìm nguyên nhân kỹ hơn. Nếu bệnh nhân thường phải làm việc trên cao, làm nghề lái xe, phi công… cần đến khám bác sĩ sớm để được tầm soát kỹ hơn nguyên nhân hạ huyết áp.

BS. Lê Quốc Thiên Quyền - Khoa Nội tim mạch - Lão học, Bệnh viện TP Thủ Đức