Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tương lai nào cho IS, FDS và Syria?

06:08 | 19/02/2019

323 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mặc dù sắp mất cứ địa cuối cùng tại Syria nhưng chưa có gì đảm bảo rằng tương lai của Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sắp tắt và điều này cũng không đồng nghĩa với việc Lực Lượng Dân Chủ Syria (FDS) được Mỹ hậu thuẫn và chính quyền Damas sẽ chung sống trong hòa bình.  

Từ ngày 9/2, Lực Lượng Dân Chủ Syria (FDS) được Mỹ hậu thuẫn đã thông báo khởi động cuộc tấn công “tối hậu” nhắm vào cứ địa cuối cùng của IS ở Syria không xa biên giới với Iraq. Trận đánh cuối cùng mà lực lượng FDS được Washington yểm trợ tung ra, tập trung vào một ổ kháng cự cuối cùng rộng khoảng 4 cây số vuông, nơi cố thủ của khoảng 600 chiến binh thánh chiến, trong đó có cả người nước ngoài và gia đình của họ.

Đến ngày 15/2, FDS đã chiếm được phần lớn thành phố Baghouz, tỉnh Deir Al Zor, bờ đông sông Euphate và tiến sâu vào các địa đạo dưới căn cứ địa cuối cùng của IS. Hiện nay chỉ còn khoảng 200 tay súng thánh chiến vẫn cố thủ trong một diện tích độ chừng nửa cây số vuông ở Baghouz. Từ bên trong thành phố hoang tàn đổ nát này, những tay súng IS còn lại tiếp tục nã súng vào lực lượng tấn công. Chiến binh FDS nói là họ phải tiến chậm để tránh gây thiệt hại cho thường dân còn bị kẹt trong tay IS. Thường dân và tù binh Kurdistan bị IS sử dụng làm bia đỡ đạn, theo nhiều nhân chứng chạy thoát kể lại với phóng viên nước ngoài.

tuong lai nao cho is fds va syria
Một chiến binh thuộc Lực lượng FDS bên ngoài thành phố Baghouz, tỉnh Deir Al Zor ngày 17/2

Trận chiến sau cùng của IS rất mãnh liệt, nhất là do các tay súng người ngoại quốc dứt khoát chọn cái chết tại chỗ hơn là bị bắt và trục xuất về nước lãnh án. Cho dù bị máy bay của liên quân quốc tế dội dom và chịu đựng các trận mưa pháo, cho đến ngày 16/2, không có dấu hiệu IS muốn đàm phán.

Trận đánh có khả năng kéo dài thêm vài ngày cho dù kết cục đã được biết trước. FDS tiến hành càn quét có hệ thống thành phố Baghouz và các khu lân cận. IS không còn con đường nào để được tiếp viện hay để rút lui. Đối với 200 tay súng này, không còn lựa chọn nào khác: đầu hàng hoặc chết.

Theo nhiều nguồn tin từ phe đối lập Syria, song song với chiến dịch quân sự, các cuộc đàm phán cũng được mở ra để chiêu hàng các phần tử thánh chiến, IS đang xem xét đề nghị rời bỏ thành trì cuối cùng của họ để rút về vùng Al-Anbar (Iraq) hoặc Tanaf, trong khu tam giác biên giới Syria-Iraq-Jordan. Các chiến binh thánh chiến sẽ được rời đi cùng với gia đình của họ. Những người bị thương và một số tù binh sẽ được trao lại cho lực lượng FDS.

Ngày 11/2, Vladimir Voronkov, người đứng đầu Văn phòng chống khủng bố LHQ, báo cáo với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng dự trữ tài chính của tổ chức khủng bố IS dao động từ 50 đến 300 triệu USD. Ông Voronkov cho biết căn cứ để tính toán số tiền trên dựa theo dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Người đứng đầu Văn phòng chống khủng bố LHQ lưu ý rằng trong số 14-18 nghìn phiến quân IS hiện nay ở Iraq và Syria, khoảng 3 nghìn người đến từ nước ngoài. Ông Voronkov nói thêm rằng mối đe dọa hoạt động của IS tồn tại ở nhiều khu vực trên thế giới, từ Trung Đông, châu Phi, đặc biệt là miền Bắc, miền Tây và miền Đông châu Phi đến châu Âu, Trung và Nam Á, cho đến Đông Nam Á. "Mặc dù hoạt động khủng bố cố tình bị che giấu đi hoặc bắt nguồn từ cơ sở địa phương của IS, tuy nhiên trung tâm đầu não của Tổ chức này vẫn duy trì ảnh hưởng và nuôi ý định tạo ra các cuộc tấn công mang tầm quốc tế, do đó vẫn đảm nhận vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy mục tiêu của phiến quân", ông Voronkov nói. Theo lời ông, IS tiếp tục biến thành một mạng lưới bí mật ẩn náu hoạt động ở cấp địa phương và cục bộ, với ý định làm suy yếu bất kỳ hình thức ổn định khu vực nào.

"Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi sự hiện diện của các chiến binh khủng bố nước ngoài, những người vừa rời khỏi hoặc đang quay lại khu vực xung đột, hay cả những kẻ sắp rời khỏi nhà tù. Trong bối cảnh ấy, quá trình cực đoan hóa trong các nhà tù là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu và Iraq", ông Voronkov nói thêm.

Trong báo cáo tiếp đó về chủ đề này, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh rằng mặc dù mất lãnh thổ cũng như một số nguồn thu, IS cũng đồng thời có ít vấn đề phải giải quyết hơn, vì vậy tố chức này vẫn ​​sẽ có thể tiếp tục hoạt động.

Vào thời cực thịnh năm 2015, vùng lãnh thổ mà tổ chức IS kiểm soát bao trùm một nửa Syria và một phần ba Iraq, với một đạo quân hơn 100.000 người, trong đó có hàng ngàn chiến binh thánh chiến nước ngoài. Ngày nay, IS chỉ còn kiểm soát được một phần trăm vùng lãnh thổ rộng lớn đó mà thôi.

Trong bối cảnh tổ chức IS sắp mất căn cứ địa sau cùng tại Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/2 kêu gọi các đồng minh châu Âu Anh, Đức, Pháp dẫn độ 800 tù binh thánh chiến về nước để xét xử.

Trong khi đó, Paris một lần nữa bày tỏ quan ngại cho số phận lực lượng FDS có nguy cơ bị hy sinh sau khi đánh thắng IS. Bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly, trong bài phỏng vấn trên báo Le Parisien, cho biết không để cho FDS trở thành nạn nhân của Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Syria. Hệ quả của quyết định rút quân của Mỹ ở miền bắc Syria là bỏ ngỏ cho Ankara can thiệp quân sự, mở ra một tương lai bất trắc cho hàng triệu dân Kurdistan không có xứ sở. Cùng lúc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 16/2 đã điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin về tương lai Syria. Trong thông cáo của Điện Elysée, Tổng thống Macron nêu ba lĩnh vực ưu tiên của Pháp tại Syria mà theo ông, “cơ chế phối hợp Pháp-Nga về Syria cần đi theo hướng này, đồng thời kết hợp với các bên liên quan”. Thứ nhất, tiếp tục cuộc chiến chống tổ chức IS hiện do liên quân quốc tế và đồng minh tiến hành trên thực địa, cũng như các tổ chức khủng bố khác nằm trong danh sách của Hội đồng Bảo an LHQ. Ưu tiên thứ hai là bảo vệ thường dân và đảm bảo cho hàng cứu trợ nhân đạo vào được các khu vực cần giúp đỡ. Cuối cùng là chuẩn bị tương lai cho Syria, thông qua đàm phán để tìm ra giải pháp chính trị dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, đảm bảo ổn định và quá trình hồi hương cho người tị nạn Syria. Để làm được việc này, Tổng thống Pháp nhấn mạnh đến những nỗ lực cần thiết cho việc cải cách Hiến pháp và tổ chức bầu cử tự do, đáng tin ở Syria dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.

Cho tới nay, Nga vẫn yểm trợ về mặt quân sự cho chính quyền Damas, còn Thổ Nhĩ Kỳ thì lại trợ giúp các lực lượng phiến quân muốn lật đổ Tổng thống Bachar al-Assad. Trong cuộc hội đàm ngày 23/1 tại Moscow, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết ông sẽ cố thuyết phục Tổng thống Putin về việc thành lập một vùng an toàn do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở miền bắc Syria, nhằm ngăn chặn người Kurdistan lập vùng tự trị tại đây. Vào giữa tháng 1/2019, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ủng hộ dự án của Ankara. Thế nhưng, lực lượng Kurdistan, đồng minh của Mỹ, hiện đang kiểm soát phần lớn vùng này, dứt khoát không chấp nhận cho thành lập một vùng an toàn, vì sợ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng để mở cuộc tấn công. Trong khi đó, ngay từ đầu cuộc xung đột, Moscow vẫn chủ trương là chính quyền Al-Assad phải nắm được chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Syria.

Liên quan tới việc rút quân của Mỹ khỏi Syria, hiện còn khá nhiều tuyên bố mâu thuẫn. Ngày 10/2, trả lời báo chí, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Trung ương Hoa Kỳ, tướng Joseph Votel, phụ trách các hoạt động tác chiến tại Trung Đông, Trung và Nam Á, nói rằng quân đội Mỹ đã bắt đầu rút các thiết bị khí tài được cho là không cần thiết ra khỏi Syria. Việc rút binh sĩ có thể được tiến hành trong vài tuần tới. Tuy nhiên, tướng Votel không nêu ra ngày cụ thể của việc rút quân và nhấn mạnh là tất cả còn phụ thuộc vào tình hình trên thực địa. Song đến ngày 15/2, chính ông Votel lại nói với CNN rằng ông không đồng ý với quyết định của Tổng thống Trump hồi tháng 12/2018 là rút quân khỏi Syria và nhắc nhở rằng lực lượng khủng bố này hiện vẫn chưa bị đánh bại, một nhận định trái ngược hoàn toàn với ông chủ Nhà Trắng.

tuong lai nao cho is fds va syriaSAA tấn công phiến quân Hay'at Tahrir Al-Sham ở Bắc Latakia
tuong lai nao cho is fds va syriaPhiến quân nã đạn pháo vào vị trí chiến lược ở bắc Hama
tuong lai nao cho is fds va syriaIS còn bao nhiều tiền?
tuong lai nao cho is fds va syriaNga-Thổ vẫn chưa tìm được lối thoát cho Syria

Th.Long

AFP