Nga-Thổ vẫn chưa tìm được lối thoát cho Syria
Cho tới nay, Nga vẫn yểm trợ về mặt quân sự cho chính quyền Damas, còn Thổ Nhĩ Kỳ thì lại trợ giúp các lực lượng phiến quân muốn lật đổ Tổng thống Bachar al-Assad. Thế nhưng, sau thông báo bất ngờ của Tổng thống Donald Trump vào tháng 12 rút quân Mỹ khỏi Syria, Moscow và Ankara đã thỏa thuận sẽ phối hợp các hoạt động trên trận địa.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Trước khi sang Nga, Tổng thống Erdogan cho biết ông sẽ cố thuyết phục Tổng thống Putin về việc thành lập một “vùng an toàn” do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở miền bắc Syria, nhằm ngăn chặn người Kurd lập vùng tự trị tại đây. Vùng an ninh mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn thành lập có diện tích khoảng 30km vuông, sẽ được hiện diện bởi cả quân đội Mỹ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này khiến cả Nga và Syria không hài lòng. Vào giữa tháng 1/2019, Tổng thống Trump đã tuyên bố ủng hộ dự án của Ankara. Thế nhưng, lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ tại Syria, dứt khoát không chấp nhận cho thành lập một vùng an toàn, vì sợ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng để mở cuộc tấn công. Trong khi đó, ngay từ đầu cuộc xung đột, Moscow vẫn chủ trương là chính quyền Tổng thống Bachar al - Assad phải nắm được chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Syria.
Việc Mỹ thông báo rút quân đang tạo thuận lợi cho Nga và Syria, bởi vì, do sợ bị quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, lực lượng của người Kurd đã phải cầu cứu quân chính phủ Syria. Cuối tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên từ 6 năm qua, quân chính phủ đã tiến vào vùng Manbij, theo lời mời của lực lượng người Kurd.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau 3 giờ hội đàm với ông Erdogan, Tổng thống Putin cho biết hai lãnh đạo nhất trí cách thức phối hợp hành động tại Syria trong thời gian tới. Ông Putin cho biết thêm giới chức ngoại giao và quân đội hai nước sẽ duy trì nỗ lực chung trong công cuộc tái thiết Syria hậu xung đột.
Về tình hình tại tỉnh Tây Bắc Idlib, thành trì chủ chốt cuối cùng của phiến quân tại Syria, Tổng thống Putin và người đồng cấp Erdogan đã trao đổi về những bước đi tiếp theo nhằm ổn định an ninh tại đây, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố và thiết lập vùng giảm căng thẳng.
Về kế hoạch Mỹ rút 2.000 binh sỹ khỏi Syria, Tổng thống Nga nói rằng: “Nếu được triển khai, việc Mỹ rút quân khỏi Đông Bắc Syria sẽ là bước tiến tích cực giúp ổn định tình hình tại khu vực bất ổn này”.
Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng ủng hộ việc Mỹ rút quân khỏi Syria nhưng nhấn mạnh điều quan trọng là không cho phép "khoảng trống quyền lực" sau khi Mỹ rút quân khỏi nước này.
Ngày 23/1, trong cuộc phỏng vấn với International Affairs, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố: "Tôi sẽ rất vui nếu Hoa Kỳ rút các lực lượng quân sự khỏi Syria. Họ ở đó bất hợp pháp, không có lời mời từ chính phủ ở Damas, và tất nhiên cũng không có quyết định nào của Hội đồng Bảo an (LHQ) trong chuyện này. Họ đến đó chỉ khiến cho việc giải quyết vấn đề giải phóng Syria khỏi các khu vực bị khủng bố trở nên khó khăn hơn".
Theo ông, "bất kể Hoa Kỳ có che giấu những khẩu hiệu về cuộc đấu tranh chống khủng bố và liên minh chống khủng bố như thế nào, mục tiêu của họ là hoàn toàn khác -tạo tiền đề cho việc gây khó khăn với chính phủ ở Damas. Giờ đây, chuyện gì đã xảy ra, tại sao họ đột nhiên thay đổi ý định? Tôi không thấy lý do nào cho việc (rút quân) này", ông Ryabkov bình luận.
Syria đe dọa sẽ tấn công Israel |
Vì sao Syria chưa sử dụng S-300 dù hứng “mưa” tên lửa? |
Israel không kích Syria, 4 người chết |
Rút khỏi Syria, Mỹ để lại vũ khí "khủng" cho lực lượng người Kurd |
Th.Long
AFP
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường