Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

TS Trần Thị Hồng Minh: Cần tạo thể chế và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển lực lượng doanh nghiệp

13:40 | 08/01/2022

885 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025 là tạo ra khuôn khổ thể chế và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển lực lượng doanh nghiệp.

Đó là chia sẻ của TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM tại diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đồng hành cùng chương trình.

TS Trần Thị Hồng Minh: Cần tạo thể chế và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển lực lượng doanh nghiệp
TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM

TS Trần Thị Hồng Minh chia sẻ, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025 là sự tiếp nối Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều kết quả, tạo ra nhiều thay đổi trong mô hình tăng trưởng, tăng năng suất, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV cuối năm 2020, Quốc hội sau khi thảo luận đã quyết định kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế sẽ tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn mới, để kế thừa phát triển những thành tựu đã đạt được; cũng như giải quyết những thách thức bất cập của giai đoạn 2021-2025, đặc biệt khi Việt nam phải đương đầu với những khó khăn trong nội tại nền kinh tế; cũng như những khó khăn từ các cú sốc bên ngoài.

Theo TS Trần Thị Hồng Minh, về quan điểm chủ đạo kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 202 - 2025 có nhiều điểm khác so với giai đoạn trước. Đáng chú ý, đó là, kế hoạch lần này đã thống nhất quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để đảm bảo ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với nhiều đột phá liên quan đến khoa học công nghệ. Quan điểm Việt Nam cần phát triển nền kinh tế và sức cạnh tranh dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là một điểm hoàn toàn mới so với các văn bản trước khi góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh đối diện với đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, TS Trần Thị Hồng Minh nhận định, cần có sự kế thừa và phát triển những kết quả, thành tựu trong giai đoạn trước; đặc biệt là ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng tâm để tạo đột phá, lan truyền sang các lĩnh vực khác. Chính vì vậy, trong bối cảnh nguồn lực có hạn; cần ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề tạo ra đột phá, chuyển biến sang các ngành nghề khác.

Đáng chú ý, bối cảnh dịch Covid-19 đã cho thấy những bất cập và khó khăn khi thiếu vắng các thể chế tạo động lực cho liên kết vùng, liên kết ngành nghề. Chính vì vậy, gắn kết, tạo động lực phát triển kinh tế vùng, tạo ra lực đẩy cho vùng kinh tế đô thị cũng đã được đặt ra trong kế hoạch tái cơ cấu lần này.

Một điểm nữa được TS Trần Thị Hồng Minh cho rằng cần chú ý là huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả. Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, việc huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định. Song song với đó, sử dụng nguồn lực bên ngoài là yếu tố quan trọng.

Ngoài ra, điểm tương đối mới cần được chú trọng là nội dung phát huy giá trị dân tộc, giá trị văn hóa, lịch sử, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam với khai thác tối đa cơ hội để thuận với sự phát triển trong nội bộ cũng như xu hướng phát triển trên thế giới. Đây là những nguồn vốn xã hội sẽ tạo ra những tác động to lớn như các nguồn vốn khác.

Về mục tiêu của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đó là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; cần tạo sự bứt phá về năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế chủ lực, phải có sự chuyển biến thực chất rõ nét về mô hình tăng trưởng; sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp có sự phát triển và nâng cao sức chống chịu và thích ứng trước những diến biến phức tạp từ bên trong cũng như bên ngoài. Đặc biệt, cần hình thành rõ những cơ cấu hợp lý trong từng ngành, từng lĩnh vực, cũng như có sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao.

Nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới đó là: Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và các đơn vị sự nghiệp công lập; Phát triển các loại thị trương, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; Phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm các đô thị lớn; Cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế.

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025 là tạo ra khuôn khổ thể chế và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển lực lượng doanh nghiệp. Bên cạnh những hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ thể chế cho doanh nghiệp là hỗ trợ quan trọng nhất. “Khi tạo ra thể chế đúng, thể chế thuận lợi, phù hợp sẽ tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển vươn lên trong bối cảnh hiện nay”, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Nguyễn Hoan

Dịch vụ điện trực tuyến: Xu thế của thời đại sốDịch vụ điện trực tuyến: Xu thế của thời đại số
Thúc đẩy đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tửThúc đẩy đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử
Chuyển đổi số -  Sự lột  xác toàn diệnChuyển đổi số - Sự lột xác toàn diện
TS Nguyễn Đình Cung: Cải cách thể chế kinh tế là điều kiện tiên quyếtTS Nguyễn Đình Cung: Cải cách thể chế kinh tế là điều kiện tiên quyết
Bài 4: Cải cách thể chế kinh tế thị trường Việt Nam như thế nào?Bài 4: Cải cách thể chế kinh tế thị trường Việt Nam như thế nào?