Trùng tu ngôi chùa cổ nhất TP HCM
2014 - năm thảm họa trùng tu di tích Năm 2014 là một năm chứng kiến nhiều di tích xuống cấp được đầu tư nhiều tiền bạc và công sức để trùng tu. Nhưng, công việc trùng tu di sản chưa thực sự là tu bổ, sửa chữa để tiếp tục mang dấu ấn của quá khứ, chứa đựng được vẻ đẹp, sự độc đáo của các công trình kiến trúc, mà thay vào đó còn làm hư hại những tài sản tinh thần đầy tính nghệ thuật của cha ông. |
Chùa Giác Viên |
Chùa Giác Viên sẽ được phục dựng lại một số hạng mục bị sụp đổ như nhà trù, nhà cốt… theo nguyên mẫu công trình cũ về chất liệu, hình thức…
Tôn tạo một số hạng mục công trình, nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát huy giá trị di tích. Cải tạo nhưng không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Ngoài ra, dự án cũng gia cố một số kết cấu chủ lực, một số bộ phận xuống cấp nhằm giữ ổn định di tích, bảo tồn nét nguyên sơ với phong cách dân gian, chạm khắc tinh xảo.
Dự án có tổng kinh phí thực hiện hơn 51 tỷ đồng.
Hiện chùa Giác Viên đang xuống cấp nghiêm trọng, phần mái kiến trúc chính điện cũ nát, ngói xô lệch, rơi vỡ, thấm dột nhiều vị trí. Phần gỗ bên trong bị mối mọt, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Chùa Giác Viên được cải tạo từ một am thờ Quan Âm vào thế kỷ 17, trải qua 3 lần trùng tu vào các năm 1899, 1908 và 1991.
Chùa có 153 pho tượng lớn nhỏ, đa số bằng gỗ; 57 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu mang nhiều đặc trưng về tín ngưỡng, tôn giáo, giá trị văn hóa, nghệ thuật giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu 19.
Hiển Võ
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Petrovietnam và Zarubezhneft trao văn kiện hợp tác
-
[VIDEO] Thủ tướng đến Nga dự Hội nghị BRICS mở rộng
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện