Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trung Quốc tìm tham quan trốn ra nước ngoài như thế nào?

08:16 | 26/04/2015

1,954 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 22/4, Ủy ban thanh tra kỷ luật Đảng cộng sản Trung Quốc (CCDI) công bố danh tính của 100 quan chức nhà nước ôm tiền trốn ra nước ngoài mà nước này đang truy nã. Để truy bắt những thành phần này, Chính quyền Bắc Kinh sẽ phải làm gì?

Trung Quốc tìm tham quan trốn ra nước ngoài như thế nào?

Lại Xương Tinh, bị truy nã vì buôn lậu, hối lộ quan chức tham nhũng, bị dẫn độ từ Canada về Bắc Kinh

Việc chống tham nhũng tại Trung Quốc được đặt tên rõ ràng. Để dọn dẹp đám tham quan trong nước, chính quyền Bắc Kinh đề ra chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi”. Còn để truy quét những phần tử tham nhũng chạy ra nước ngoài, Trung Quốc có chiến dịch “Săn cáo, săn chồn”. Mới đây, chiến dịch này được đổi tên thành “Lưới trời”.

Nhằm triển khai chiến dịch mới này, hôm 22/4, Ủy ban thanh tra kỷ luật Đảng cộng sản Trung Quốc công bố trên trang web của mình chi tiết giới tính, vị trí công tác khi còn ở Trung Quốc, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, ngày trốn khỏi Trung Quốc và quốc gia của 100 tham quan đang lẩn trốn ở nước ngoài.

Theo CCDI, trong số 100 đối tượng trên thì có khoảng 40 người trốn sang Mỹ, 26 người trốn sang Canada, 5 người được xác định đang trốn ở Hong Kong và số còn lại thì đang ở New Zealand, Úc, Thái Lan, Singapore.

Hơn một nửa trong số này là lãnh đạo các cơ quan nhà nước hoặc tập đoàn kinh tế, trốn ra nước ngoài từ năm 1996 đến 2014 và bị tòa án ở Trung Quốc khép tội tham nhũng, nhận hối lộ và biển thủ tiền nhà nước. Số công chức này ra nước ngoài với số tiền tham nhũng hàng tỉ USD.

Chiến dịch “Lưới trời” lần này nhắm đến các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển, trong đó có cả những nước chưa hề ký hiệp ước dẫn độ tội phạm kinh tế với Trung Quốc. Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) ở Trung Quốc cũng ban hành thông báo truy nã số người này. Thông báo kêu gọi định vị và bắt từng cá nhân đang bị truy nã, sau đó yêu cầu các nước thành viên dẫn độ họ về Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia luật quốc tế cảnh báo việc này khó thực hiện vì trình tự pháp lý phức tạp. Trung Quốc không có hiệp ước dẫn độ với một số quốc gia có quan tham Trung Quốc đang lẩn trốn.

Thay vì trông chờ vào sự trợ giúp của các lực lượng an ninh nước ngoài, Trung Quốc tự tung ra đội ngũ săn tìm tham quan ở nước ngoài. Tân Hoa Xã mới đây tiết lộ rằng đội ngũ được chính quyền Trung Quốc giao trách nhiệm truy lùng các quan chức cao cấp bị nghi ngờ tham nhũng đang trốn tránh ở nước ngoài, có độ tuổi trung bình là 30, biết nhiều thứ tiếng và thường xuyên đi nhiều nơi trên thế giới.

Ông Lưu Động, Phó giám đốc phụ trách về tội phạm kinh tế Bộ Công an Trung Quốc đã tiết lộ một phần về hoạt động của chiến dịch “Lưới trời”. Quan chức này giải thích, những người được tuyển mộ vào lực lượng mật thám dựa theo các tiêu chuẩn về kiến thức kinh tế, luật pháp, ngoại ngữ và quản lý, bên cạnh đó còn là “chỉ số xúc cảm” của họ.

Tân Hoa Xã trích lời ông Lưu Động nói rằng: “Chúng tôi không có quyền gì để đòi áp dụng luật pháp ở nước ngoài, nên phải thông hiểu và tôn trọng luật lệ của nước sở tại”. Theo CCDI, có 500 nghi can đã bị dẫn giải về Trung Quốc trong năm ngoái, cùng với trên ba tỉ nhân dân tệ.

Nhật báo Úc Sydney Morning Herald tuần trước đưa tin công an Trung Quốc giả dạng đã nhập cảnh vào Úc để mưu toan bắt giữ một nghi can. Chính quyền Canberra đã lên tiếng phản đối hành động trên.

Hồi tháng trước, Bắc Kinh đã trao cho Washington một danh sách “ưu tiên” các nghi phạm. Giữa Mỹ với Trung Quốc không có hiệp ước dẫn độ, và các nước phương Tây luôn ngần ngại trong việc trao các nghi can cho Bắc Kinh, vì tình trạng thiếu minh bạch của bộ máy tư pháp nước này.

Liên quan tới việc công bố danh sách trên của CCDI, các chuyên gia nhận định hành động này còn nhằm mục đích răn đe số quan chức tham nhũng đang có ý định trốn khỏi Trung Quốc.

Th.Long

tổng hợp