Trung Quốc lên kế hoạch triển khai "con đường tơ lụa trên băng"
Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch tạo ra một tuyến đường vận tải mới kết nối châu Á, châu Âu thông qua các tuyến ở Bắc Cực (Ảnh: Reuters) |
Theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ "tham gia hợp tác thực tế ở Bắc Cực" và "nâng cao khả năng tham gia vào việc bảo vệ và sử dụng Nam Cực".
Trung Quốc đã để mắt đến các nguồn tài nguyên khoáng sản béo bở cũng như các tuyến đường vận chuyển mới tiềm năng ở các vùng Bắc Cực khi băng tan.
Trong "Sách Trắng Bắc Cực" năm 2018, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch tạo ra một tuyến đường vận tải mới kết nối châu Á, châu Âu thông qua các tuyến Đông Bắc, Nam Bắc và khu vực trung tâm của Bắc Cực. Cả 3 tuyến đường biển này đều lấy eo biển Bering phía ngoài khơi Alaska của Mỹ làm điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Tuyến Đông Bắc đi qua bờ biển phía Bắc của Nga tiến ra bờ Đông Đại Tây Dương và thẳng đến châu Âu. Tuyến Tây Bắc men theo bờ biển phía Bắc Canada tiến ra bờ Tây Đại Tây Dương để đến Mỹ.
Các chuyên gia hàng hải của Trung Quốc cho rằng, các tàu hàng của Trung Quốc thông qua tuyến đường biển Bắc Cực đi tới châu Âu sẽ giảm ít nhất là 20 ngày so với tuyến đường vận chuyển qua kênh đào Suez hiện nay.
"Sách Trắng Bắc Cực" dự báo tới giữa thế kỷ 21 hoặc có thể sớm hơn, vùng biển Bắc Cực có thể sẽ xuất hiện hiện tượng không có băng theo mùa, mở ra cơ hội cho các nước sử dụng các tuyến đường biển và khai thác tài nguyên tại vùng Bắc Cực.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc cũng đã công bố kế hoạch phóng một vệ tinh mới để theo dõi các tuyến đường vận chuyển và quan sát sự thay đổi của biển băng ở Bắc Cực. Dự kiến, kế hoạch phóng vệ tinh sẽ được thực hiện trong năm 2020.
Theo Dân trí
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”