Trung Quốc cuối cùng cũng đóng cửa một lò phản ứng hạt nhân sau sự cố rò rỉ
Nhà máy điện hạt nhân EPR này nằm ở khu vực ven biển của tỉnh Quảng Đông.
Sau khi kênh CNN của Mỹ đưa tin về khả năng xảy ra rò rỉ phóng xạ vào giữa tháng 6, các nhà chức trách Trung Quốc đã thông báo về một sự cố ở lò phản ứng số 1 của Taishan.
Một số lượng nhỏ thanh nhiên liệu uranium bị hỏng gây ra sự tích tụ khí phóng xạ hiếm trong mạch sơ cấp kín của nhà máy.
Các nhà chức trách đã loại trừ khả năng có nguy hiểm phóng xạ tại Taishan, được thực hiện với sự hợp tác của EDF, công ty cung cấp công nghệ EPR.
Trước áp lực, tập đoàn điện lực Pháp nói rằng nếu sự việc tương tự như trên xảy ra ở Pháp, họ sẽ đóng cửa lò phản ứng. Tuy nhiên, tại Taishan, quyết định như vậy thuộc về TNPJVC, liên doanh vận hành nhà máy.
EDF sở hữu 30%, cùng với CGN của Trung Quốc sở hữu 70% nhà máy Taishan.
"Nhà máy điện hạt nhân Taishan (...) đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu (...) và quyết định đóng cửa lò phản ứng 1 để bảo trì, nhằm tìm ra nguyên nhân hư hỏng ảnh hưởng đến thanh nhiên liệu và thay thế nhiên liệu bị hư hỏng", CGN cho biết trong một tuyên bố 30/7.
CGN chỉ rõ rằng quyết định được đưa ra "sau một cuộc thảo luận quan trọng giữa các kỹ thuật viên Trung Quốc và Pháp".
Theo CGN, việc lò phản ứng ngừng hoạt động không phải là do có nguy hiểm sắp xảy ra: thiệt hại đối với thanh nhiên liệu "vẫn nằm trong phạm vi cho phép" và lò phản ứng có thể "tiếp tục hoạt động ổn định".
Trung Quốc khởi động lò phản ứng hạt nhân Taishan 2 |
Trung Quốc nạp thanh nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân Taishan EPR 2 |
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines