Tràn lan mỹ phẩm dỏm “đội lốt” hàng hiệu
Dạo quanh chợ sỉ Kim Biên (quận 5) chúng tôi nhận thấy, ở đây bày bán không thiếu một loại mỹ phẩm nào, từ hàng trong nước đến hàng ngoại nhập. Dù là người không am hiểu để có thể biết được các loại mỹ phẩm thật – giả nhưng chúng tôi không khỏi nghi ngờ khi các loại mỹ phẩm của các thương hiệu nối tiếng chỉ được bán với giá chỉ vài chục ngàn đồng.
Cụ thể, kem trang điểm hiệu L’Oreal (Ý) 15.000đ/hộp; kem lót BB (xuất xứ Hàn Quốc) giá 15.000 đồng/chai; sữa rửa mặt Lancome (xuất xứ Pháp) giá 12.000 đồng/chai; phấn, kẻ mắt, hiệu MAC (Canada) từ 8.000 - 10.000 đồng/hộp. Các loại nước hoa được dán nhãn nước ngoài như: Escada xuất xứ Anh; CK-Cal Vinklein – Euphoria, Polo Black và Chanel của Mỹ cũng được bày bán tràn lan tại chợ với mức giá bèo, từ 35.000 - 40.000đồng/chai.
Mỹ phẩm giả được bày bán tràn lan
Nhận định thị trường mỹ phẩm trên địa bàn TP HCM, Chi cục Quản lý thị trường thành phố cho biết, phần lớn mỹ phẩm tại bán tại các chợ là hàng nhái thương hiệu. Nhằm hạn chế tình trạng này, quản lý thị trường thành phố liên tục kiểm tra mỹ phẩm tại các cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại. Trong 6 tháng đầu năm 2015, các đội quản lý thị trường đã lập biên bản tổng cộng 121 vụ. Trong đó, có 93 vụ buôn bán, vận chuyển mỹ phẩm ngoại nhập lậu, tịch thu 58.524 đơn vị sản phẩm các mặt hàng kem thoa mặt, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc, kem tẩy trắng, sữa rửa mặt, sữa tắm, son môi, dầu gội,... xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật, Pháp.
Mỹ phẩm giả không chỉ được bày bán tại vỉa hè, chợ, cửa hàng tạp hóa mà còn được sử dụng tràn lan trong các spa. Tại nhiều spa, khách hàng thường xuyên được nhân viên chào hàng bằng các loại mỹ phẩm cao cấp, đắt tiền. Thậm chí, nhiều nhân viên còn cho rằng, mỹ phẩm của spa thuộc dạng “hiếm có khó tìm”, độc quyền trong bào chế hoặc là hàng xách tay. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ sở tranh thủ sự tín nhiệm của khách hàng mà trộn những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém nhằm thu lợi nhuận cao.
Bà Nguyễn Ngọc Yến (ngụ tại Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3) chia sẻ: “Trước đây tôi vẫn thường đi spa vì nghe bạn bè quảng cáo nhiều. Đi rồi mới biết hiệu quả không thật như tôi nghĩ. Vào đó, họ thường xuyên quảng cáo bán mỹ phẩm với giá cắt cổ nhưng không biết nguồn gốc như thế nào”.
Phát động cao điểm chống dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) vừa có công điện phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. |
Mỹ phẩm “thương hiệu” pha chế bằng hóa chất nhập từ Trung Quốc
Ngày 10/7, Ban Chỉ đạo 389 - Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Chính phủ phối hợp cùng Công an TP HCM tiếp tục lấy lời khai các đối tượng có liên quan đến vụ phát hiện kho hàng mỹ phẩm giả cực lớn để điều tra làm rõ. |
10 tấn mỹ phẩm giả: Nguồn gốc từ đâu?
(Petrotimes) – Cơ quan chức năng xác định: 10 tấn mỹ phẩm vừa bị thu giữ có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua Lạng Sơn, Hà Nội và vào TP HCM. |
Vừa qua, tại TP HCM, lực lượng kiểm tra liên ngành đã tổ chức khám xét 2 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn quận 1 và bắt giữ một lượng lớn mỹ phẩm giả. Theo thừa nhận của chủ kho hàng, thì các loại mỹ phẩm “dỏm” này được hầu hết các spa trên địa bàn thành phố tiêu thụ.
Điều đáng sợ hơn, cơ quan chức năng còn phát hiện một lượng lớn chất dẻo được đóng thành từng gói nhưng không xuất xứ, nhãn mác. Khi được hỏi về tác dụng của gói hàng không tên chủ cửa hàng thừa nhận: “Đây là chất giúp thon nhỏ bàn tay, bàn chân. Chỉ cần cho chất dẻo này vào nước với một khoảng thời gian nhất định rồi ngâm tay, chân vào thì sẽ thon gọn và đẹp hơn!”.
Thực tế cho thấy, các loại mỹ phẩm “dỏm” được bày bán rất tràn lan trên thị trường và đều được quảng cáo như “thuốc tiên” giúp cải thiện sắc đẹp một cách nhanh chóng, khiến không ít chị em tin dùng. Với tâm lý dễ dãi, sự cả tin, người tiêu dùng rất dễ mua phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc dẫn đến tiền mất, tật mang.
Mai Phương
Năng lượng Mới
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên