TP HCM lập thêm chốt lưu động ngăn dịch tả lợn châu Phi
Tiền Giang: Tiếp tục phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi |
Tham gia cấp đông thịt lợn, doanh nghiệp sợ rủi ro lớn |
Hà Nội: Dịch tả lợn châu Phi làm thiệt hại 470 tỷ đồng |
Ngoài 6 chốt lưu động ở các cửa ngõ, các quận huyện cũng đã mở thêm điểm kiểm dịch trên các trục đường phụ. Cụ thể, huyện Củ Chi lập 6 chốt, huyện Nhà Bè lập 4 chốt, huyện Bình Chánh lập 2 chốt, quận 2 và quận 12 mỗi quận cùng thêm một chốt.
Trước đó, UBND TP HCM cũng đã có quyết định thành lập thêm 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời để ngăn chặn nguy cơ xảy ra dịch tả lợn châu Phi và kiểm soát động vật trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, khi Đồng Nai xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, thành phố đã cho lập 5 chốt kiểm dịch tạm thời tại cầu Phú Cường và cầu Bến Súc (Củ Chi); cầu Phú Long (quận 12), giáp với Bình Dương; cầu Tân Thái, giáp Long An; khu vực Đồng Chùa (Củ Chi), giáp Tây Ninh.
Thời gian hoạt động của các chốt là 24/24 giờ và xuyên suốt tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ. Các chốt kiểm dịch tạm thời sẽ ngừng hoạt động khi tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi ổn định, không còn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Kiểm tra nguồn gốc thịt lợn nhập vào TP HCM. |
Bên cạnh đó, UBND TP HCM cũng chỉ đạo các quận, huyện tập trung tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ trái phép trên địa bàn; ban hành quyết định khám xét nhà đối với các trường hợp tồn trữ, giết mổ gia súc trái phép; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm có hành vi khiêu khích, chống đối người thi hành công vụ và lãnh đạo các địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để tồn tại các trường hợp giết mổ gia súc trái phép, làm lây nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM, nguồn cung lợn của địa phương đến từ Đồng Nai (47,27%), Bình Dương (17,88%), Bà Rịa - Vũng Tàu (10,95%), Bình Phước (7,29%), Tây Ninh (2,99%), Bình Thuận (2,52%).
TP HCM đã làm việc với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương để thống nhất lộ trình cùng nhau kiểm soát các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật về hồ sơ, giấy tờ có liên quan; kiểm tra tình trạng vệ sinh thú y; thực hiện khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch; chấp hành nghiêm quy trình, trình tự kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật và các sản phẩm từ động vật trên các phương tiện tham gia giao thông…
Riêng tại TP HCM hiện có gần 4.000 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn hơn 274.100 con. Trong đó, 274 hộ nuôi bằng nguồn thức ăn thừa tại các nhà hàng, quán ăn, có nguy xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Các hộ chăn nuôi này đã được cấp phát vôi, hóa chất, tổ chức biển thông báo tại cổng nhà yêu cầu thương lái đến mua heo phải mang đồ bảo hộ để tránh nguy cơ mang dịch từ nơi khác đến.
Lâm Anh (t/h)
-
Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam
-
Tổng kết và trao giải Hội thi tay nghề thanh niên TP HCM năm 2024
-
[PetroTimesTV] Cận cảnh nơi bố trí tái định cư của dự án Vành đai 2 TP HCM
-
[PetroTimesTV] Cận cảnh hai đoạn Vành đai 2 TP HCM sắp khởi công
-
[Chùm ảnh] Toàn cảnh đoạn Vành đai 2 TP HCM "dang dở" nhiều năm
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường