Tội ác của băng nhóm có tổ chức gốc châu Mỹ (Phần 3)
Tội ác của băng nhóm có tổ chức gốc châu Mỹ (Phần 2) | |
Tội ác của băng nhóm có tổ chức gốc châu Mỹ (Phần 1) |
Từ khi chính quyền Colombia mở nhiều chiến dịch thanh trừng các tổ chức tội phạm thì đến đầu những năm 2000, số lượng phiến quân tham gia các băng nhóm này đã giảm. Số người trong các tổ chức nổi dậy (không kể AUC) đã giảm từ 33.800 người năm 2002 xuống còn 13.200 người năm 2007. Chính phủ cũng giải tán 32.000 thành viên của AUC. Tuy nhiên, nhiều thành viên của AUC bị tan rã đã tập hợp lại thành các tổ chức tội phạm chuyên vận chuyển cocaine.
Năm 2003, ngoài 31.700 thành viên nằm trong danh sách chính thức của các băng nhóm AUC khác nhau, khoảng 4.800 thành viên của băng này đã tham gia vào các tổ chức vận chuyển ma túy bán quân sự mới. Nhiều đối tượng trong băng nhóm FARC và AUC còn liên kết để sản xuất cocain.
Những thanh niên nghèo tham gia vào tổ chức Mara Salvatrucha
Các hoạt động phạm tội chủ yếu Trong thời gian gần đây, do những sụt giảm trong ngành thương mại cocain, các băng nhóm tội phạm tại khu vực châu Mỹ đã dần chuyển sang các hoạt động phạm tội khác như buôn người, bắt cóc, tống tiền (bao gồm cả bảo kê, thu thuế bất hợp pháp). Lợi nhuận từ việc vận chuyển cocain đã tạo ra vị thế, địa bàn cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Những băng nhóm này huy động nhân lực và vũ khí để phô trương thanh thế, đề phòng cả việc trang bị cho hoạt động vũ trang quân sự và khủng bố bằng bom, mìn.
Nhiều băng nhóm thậm chí còn hoạt động ngay khi ở trong tù như băng Primeno Comando da Capital (Brazil) với 6.000 thành viên. Băng nhóm này đã đạo diễn các vụ buôn bán thuốc phiện với mạng lưới giao dịch bất hợp pháp như chỉ huy đỏ Rio de Janeiro và FARC của Colombia. Băng đảng này còn ngang nhiên đốt cháy xe buýt, ngân hàng, tòa nhà công cộng, bắn chết cảnh sát và kích động tù nhân bạo loạn...
Các băng đảng ở trung Mỹ tăng cường hoạt động buôn bán ma túy, bảo kê và giết người. Trung Mỹ là nơi phải hứng chịu nhiều bạo lực, bất ổn và bất bình đẳng nhất, nơi đây có tỷ lệ giết người cao hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới, các hành vi bạo lực cũng chiếm tỷ lệ cao. Các quốc gia tại khu vực này cũng đã trải qua nhiều vụ bạo lực chính trị, khiến cho sự khác biệt giữa tội phạm và bạo lực chính trị càng khó phân biệt. Điều này dẫn đến tình trạng vận chuyển cocain lên phía bắc qua trung Mỹ (Guatemala và Honduras) đang gia tăng. Ngành “thương mại cocain” đã đẩy tỷ lệ giết người ở Trung Mỹ lên mức cao nhất thế giới. Honduras là địa bàn tiếp nhận ma túy bằng máy bay từ Colombia và Venezuela, đồng thời là nơi có tỷ lệ giết người tăng nhanh nhất khu vực. Ngoài ra, một số hành vi phạm tội dính líu đến các hoạt động bạo lực như tống tiền, ám sát các quan chức cấp cao vẫn liên tiếp xảy ra. Các vụ bắt cóc quan chức cao cấp trong giới cảnh sát và quân đội liên tục xảy ra cho thấy hoạt động phạm tội của các băng nhóm tội phạm tại trung Mỹ diễn ra ngày càng phức tạp hơn.
Tháng 12/2009, Tướng Aristides Gonzalez, Tổng giám đốc Văn phòng quốc gia đấu tranh chống ma túy Honduras đã bị ám sát trong khi vị tướng này đang tiến hành một chiến dịch điều tra các sân bay có dấu hiệu tình nghi ở khắp cả nước và nhiều sân bay có liên quan đến tập đoàn Sinaloa. Trước khi bị ám sát, ông ta đã ra lệnh phá hủy một đường bay chính và cảnh báo sẽ tiến hành kiểm tra nhiều hoạt động của cácông chủ sân bay bất hợp pháp này. Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng trong xã hội diễn ra khá phổ biến, trong đó có cả người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia và các cơ quan thực thi pháp luật đấu tranh với ma túy.
Cuối năm 2009, Tổng thống Colombia đã sa thải Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia cũng như người đứng đầu bộ phận điều tra và bộ phận tác chiến của ông ta sau vụ một số lượng lớn cocain và tiền mặt bị thu giữ làm tang vật biến mất. Cùng thời gian này, chính phủ Mexico đã đưa ra “Chiến dịch Clean up” nhằm thanh lọc những quan chức cảnh sát cấp cao có liên quan đến việc nhận tiền hối lộ của các tập đoàn tội phạm có tổ chức. Kết quả là Ủy viên hội đồng lâm thời của cảnh sát liên bang và người đứng đầu bộ phận chống thuốc phiện phải vào tù.
Cảnh sát bắt tội phạm tại phòng riêng trong khu ổ chuột vào lễ giáng sinh 2013
Có thể nói, sự gia tăng không ngừng của các băng nhóm tội phạm có tổ chức cùng với tình trạng tham nhũng ở mức độ cao khiến cho tình trạng an ninh trật tự và bất ổn về chính trị tại một số nước châu Mỹ diễn biến ngày càng phức tạp. Mặc dù đã được tăng cường quân sự cùng với sự hiện diện của các lực lượng thực thi pháp luật tại đây nhưng cuộc chiến giữa chính phủ các nước châu Mỹ với các băng nhóm tội phạm có tổ chức vẫn rất cam go, dai dẳng, do giới tội phạm đã lôi kéo, cài cắm cả cảnh sát, nhân viên tư pháp hình sự, luật gia và các thành viên quan chức chính phủ và địa phương.
Mặt khác, việc tiêu diệt được tập đoàn tội phạm này cũng có nghĩa tạo cơ hội cho tập đoàn tội phạm khác mạnh lên. Một khi các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đòi hỏi các quốc gia cần tăng cường liên kết các lực lượng thực thi pháp luật và quản lý. Cần có sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết mối đe dọa của tội phạm xuyên quốc gia tác động đến các nước này.
Hòa Thu
-
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ
-
Sai phạm trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, ngân hàng... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
-
Tăng đấu tranh với tội phạm liên quan đến cá độ bóng đá
-
Dính bẫy "việc nhẹ lương cao" ở Campuchia, nhiều nạn nhân treo cổ tự tử
-
Bộ Công an: Hầu hết các loại tội phạm đều giảm
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường