Tin tức kinh tế ngày 15/2: Thủ tướng đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ để thúc đẩy kinh tế tập thể
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể và tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012. (Ảnh: TTXVN) |
Giá vàng tiếp tục tăng phi mã
Mở cửa phiên giao dịch sáng 15/2, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 62,50 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 63,20 triệu đồng/lượng, cùng tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/2. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC vẫn đang là 700.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 62,40 - 63,10 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch ngày 14/2, giá vàng tại DOJI tăng 350.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI ở mức 700.000 đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, đầu giờ sáng 15/2 (theo giờ Việt Nam), giá vàng đang được niêm yết trên Kitco là 1.870.8 USD/oz, tăng 16,8 USD/oz so với cuối giờ chiều 14/2.
Thủ tướng đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ để thúc đẩy kinh tế tập thể
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy kinh tế tập thể, khắc phục tình trạng sản xuất, kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ. Cụ thể: Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp diễn biến mới và thực tiễn Việt Nam; Tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng kinh tế thị trường định hướng XHCN; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là công nghệ cao, công nghệ số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; Huy động mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đẩy mạnh hợp tác công - tư; Xây dựng mô hình quản trị kinh tế tập thể, HTX tiên tiến, kết hợp với mô hình truyền thống phù hợp với tình hình Việt Nam, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển; Tạo cạnh tranh lành mạnh gắn với mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu, sản phẩm; Tăng cường liên doanh, liên kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi và theo thế mạnh từng khu vực, vùng miền, quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý theo điều kiện từng nơi, từng sản phẩm, quy mô, thị trường…; Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ và các chủ thể tham gia kinh tế tập thể, HTX.
Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP
Báo cáo mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc ngân hàng DBS Singapore nhấn mạnh các mức thuế hiệu quả của Việt Nam đối với thương mại nội khối RCEP ở mức trung bình và thấp hơn so với Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi đó, hội nhập thương mại giữa Việt Nam và các thành viên RCEP đã ở mức cao và sẽ ngày càng chặt chẽ hơn khi các công ty khai thác lợi ích của RCEP. Việt Nam liên tục nhập khẩu một lượng hàng hóa đáng kể từ các đối tác RCEP.
Báo cáo cũng lưu ý RCEP mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các đối tác thuộc hiệp định. Bên cạnh đó, RCEP còn mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 60,29 tỷ USD trong tháng 1/2022
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đầu tiên của năm 2022 đạt 60,29 tỷ USD, giảm 8,9% so với tháng 12/2021.
Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 30,84 tỷ USD, giảm 10,8% (tương ứng giảm 3,75 tỷ USD); nhập khẩu đạt 29,45 tỷ USD, giảm 6,9% (tương ứng giảm 2,17 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa tháng 1/2022 thặng dư gần 1,4 tỷ USD.
So với tháng 1-2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước tăng 9,6%; trong đó xuất khẩu tăng 8,1%, tương ứng tăng 2,3 tỷ USD và nhập khẩu tăng 11,3%, tương ứng tăng 2,98 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo tháng đầu năm tăng mạnh
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu (XK) gạo Việt Nam tháng 1/2022 đạt hơn 505.700 tấn, với kim ngạch đạt hơn 246 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và giảm 2,8% về giá trị so với tháng trước đó.
Mặc dù giảm về giá trị so với tháng 12/2021, tuy nhiên kết quả XK gạo tháng đầu năm 2022 đã tăng đến 46,3% về lượng và tăng 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Ngân hàng Nhà nước bơm 14.390 tỷ đồng qua kênh OMO sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
Trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán 2022, NHNN đã bơm tổng cộng 14.390 tỷ đồng, kỳ hạn 14 ngày, tại mức lãi suất 2,5% thông qua kênh OMO.
Thông tin do CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố, được phát tại bản tin trái phiếu. Bên cạnh đó, lượng bơm 8.837 tỷ đồng từ tuần trước nghỉ lễ cũng đáo hạn trong tuần này.
Như vậy, NHNN đã bơm ròng 5.553 tỷ đồng trong tuần qua, nâng lượng OMO đang lưu hành lên 15.125 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng tín phiếu đang lưu hành tiếp tục đóng băng trong hơn 1,5 năm trở lại đây.
Tin tức kinh tế ngày 14/2: Ôtô nhập khẩu dự báo sẽ khan hiếm hàng Giá dầu tiến sát ngưỡng 100 USD/thùng; Cố phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ; TP HCM thu về gần 9 tỉ đô la từ xuất khẩu trong hai tháng… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 14/2. |
P.V
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Tin tức kinh tế ngày 20/10: Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cao kỷ lục
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần