Tin kinh tế 19/9: “Doanh nghiệp Việt chỉ thu tiền lẻ ở chuỗi giá trị toàn cầu”
Tin kinh tế 18/9: Xây đường băng sân bay gần 2000 tỷ đồng rồi… “đắp chiếu” |
Tin tức kinh tế ngày 17/9: Xuất khẩu gạo ngày càng thêm khó |
"Doanh nghiệp Việt chỉ thu tiền lẻ ở chuỗi giá trị toàn cầu"
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam 2019 ngày 19/9.
Thủ tướng nhấn mạnh, các hiệp định thương mại tự do đã hướng dòng chảy chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu đi qua Việt Nam. Tiêu biểu như các kênh phân phối của Samsung, Aone. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu mới đạt 21%, thấp hơn các nước như Thái Lan.
Chế biến thủy sản để xuất khẩu |
Các chuyên gia quốc tế tham gia diễn đàn đều nhìn nhận, Việt Nam thu hút được nhiều FDI, đặc biệt kể từ 2015. Vấn đề đặt ra là làm sao liên kết khu vực FDI với khu vực tư nhân trong nước, tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước… mở cửa thị trường tài chính và chứng khoán hơn nữa. Trước đây Việt Nam thường phụ thuộc vào kênh ngân hàng để cung cấp vốn cho nền kinh tế, nhưng nay cần đa dạng hóa nguồn vốn để “tiếp nhiên liệu” cho tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam cần cải cách táo bạo để nắm bắt cơ hội trong tương lai
Chia sẻ tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam năm 2019 (VRDF 2019) sáng nay (19/9) với chủ đề "Việt Nam - Khát vọng thịnh vượng: Ưu tiên và Hành động", ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh: Chúng ta đang sống trong một thời kỳ đầy biến động, khi các biên giới đang đóng lại, và căng thẳng thương mại đang gia tăng.
Ông Ousmane Dione chỉ rõ, những thay đổi công nghệ đang diễn ra với một tốc độ chưa từng thấy. Những phát triển này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, vốn đã từng phụ thuộc rất nhiều vào thương mại toàn cầu như một động lực tăng trưởng. Mô hình kinh tế của Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức trong nước, bao gồm dân số già hoá nhanh, hình thành vốn và tỷ lệ sinh lời từ đầu tư thấp, suy thoái vốn tự nhiên, vốn nhân lực yếu, khả năng giảm tốc độ tăng năng suất.
Vì vậy, theo ông Ousmane Dione, mặc dù Việt Nam có mọi tiềm năng để duy trì thành công sự phát triển, vẫn cần có những cải cách táo bạo để đất nước có thể nắm bắt các cơ hội trong tương lai và quản lý các rủi ro được nêu trên.
Lĩnh vực cải cách thứ nhất mà Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam chỉ ra là: Tìm cách giải quyết một điểm yếu cơ bản trong mô hình tăng trưởng hiện tại, vốn quá phụ thuộc vào tích lũy nhân tố với sự đóng góp để tăng năng suất còn hạn chế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp đang phát triển nhanh chóng 4.0, Việt Nam có cơ hội lớn để tăng năng suất bằng cách tiến gần hơn tới ngưỡng công nghệ toàn cầu thông qua tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng. Do đó, cần có các phương án chính sách để thúc đẩy tăng trưởng dựa trên đổi mới, sáng tạo và tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Lĩnh vực cải cách thứ hai liên quan đến các thể chế thị trường. Mặc dù có những thành tựu ấn tượng trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng thành công một hệ thống các thể chế thị trường phát triển có hiệu lực và hiệu quả. Điều này đã cản trở sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân trong nước, đảm bảo cạnh tranh tích cực.
Theo nhận định của ông Ousmane Dione, một chiến lược phát triển kinh tế-xã hội được thiết kế tốt có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Vì vậy, các ưu tiên và hành động không chỉ cần được xác định rõ ràng mà còn phải khả thi về mặt thực thi thông qua việc tính đến bối cảnh địa phương và các bên tham gia.
Việt Nam xuất siêu 5,57 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2019
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2019 (từ 1-15/9/2019) thặng dư 189 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2019 đạt 5,57 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu đạt 5,57 tỷ USD |
Tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2019 (từ ngày 01/9 đến ngày 15/9/2019) đạt 20,71 tỷ USD, giảm 18,8% (tương ứng giảm 4,81 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 8/2019.
Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2019 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 357,87 tỷ USD, tăng 7,8% (tương ứng tăng 25,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2019 đạt 10,45 tỷ USD, giảm 24,9% (tương ứng giảm 3,46 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 8/2019. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2019, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 181,72 tỷ USD, tăng 7,7% (tương ứng tăng 12,99 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.
Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2019 đạt 10,26 tỷ USD, giảm 11,6% (tương ứng giảm 1,35 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 8/2019. Đến hết ngày 15/9/2019, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 176,15 tỷ USD, tăng 8% (tương ứng tăng 12,99 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.
Úc sẽ dừng thông quan nhãn nhập khẩu từ Việt Nam nếu đóng gói không đúng quy định
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Úc, một lô nhãn tươi Việt Nam nhập khẩu lần đầu tiên vào Úc đã bị Cơ quan Kiểm dịch Úc tại Melbourne dừng thông quan, do lỗi doanh nghiệp đóng gói không đúng quy định.
Lô nhãn Việt Nam đầu tiền xuất sang Úc suýt bị dừng thông quan |
Tuy nhiên, nhờ Thương vụ khẩn trương làm việc với Bộ Nông nghiệp Úc nên đến cuối giờ chiều cùng ngày, Bộ Nông nghiệp Úc có chỉ thị xuống Melbourne đồng ý thông quan. Đây có lẽ là ngoại lệ vì Cơ quan Kiểm dịch Úc cực kỳ nghiêm khắc.
Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Úc cảnh báo việc xuất khẩu nhãn có khả năng sẽ bị dừng do nhiều doanh nghiệp chưa thật sự chú ý các điều kiện nhập khẩu vào Úc, được thông báo trước đó tại website của Bộ Công Thương và website của Thương vụ.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Úc đã gửi thư cho Thương vụ nhắc lại các điều kiện đóng gói bao bì như sau:
Tú Anh
-
[Infographic] Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 29/10: Giá vé máy bay Tết 2025 tăng 8 - 10%
-
Tin tức kinh tế ngày 27/10: Thanh, kiểm tra các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 4/10: Giá lương thực thế giới tăng mạnh nhất trong 18 tháng
-
Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?
-
Ươm mầm sáng tạo trẻ với không gian “Giao lộ ký ức”- VPBank x Tòhe
-
Tin tức kinh tế ngày 10/11: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
-
Thực hư kế hoạch sáp nhập 3 hãng khai thác dầu lớn nhất nước Nga
-
Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục