Tiếng nói của Đại biểu Quốc hội cuối nhiệm kỳ
Ông Trần Du Lịch (ĐBQH TP Hồ Chí Minh): Tôi không dám nhận xét một số ĐBQH không đủ trình độ, năng lực.
Vấn đề ở đây là hoạt động ở nghị trường Quốc hội không chỉ đòi hỏi có trình độ năng lực, mà người đại biểu còn cần có đam mê trong hoạt động công tác dân cử, có khả năng diễn đạt và đặc biệt là nắm bắt thực tiễn để đóng góp ý kiến cho Quốc hội.
Theo tôi, không phải vấn đề năng lực hay trình độ, bởi đa số ĐBQH đều được đào tạo từ Đại học trở lên. Nhưng do nhiều nguyên nhân, và có thể thấy một trong số những nguyên nhân là chúng ta cơ cấu theo đại biểu kiêm nhiệm quá nhiều. Vậy nên nhiều hoạt động bị hạn chế là điều khó tránh khỏi.
ĐBQH Trần Du Lịch |
Về việc có những đại biểu dù am hiểu, có trình độ nhưng không phát biểu trước Quốc hội, theo tôi, thật sự không phải người ta không dám phát biểu, mà ở đây chúng ta đang thiếu phần tranh luận. Điều này chúng ta phải đổi mới, làm sao tăng phần tranh luận lên. Có những phiên họp phải tranh nhau đăng ký mới được phát biểu, nhưng những người muốn phát biểu lại không muốn tranh nhau nên họ lại thôi. Chúng ta cần thay đổi phương thức hoạt động thì sẽ có nhiều đại biểu tham gia phát biểu hơn.
Quốc hội đang trong quá trình đổi mới, có khá nhiều hoạt động. Vừa rồi, tổng kết đánh giá sau khi ban hành nội quy kỳ họp, đã nói tới tăng phần tranh luận hiều hơn, và yêu cầu ĐBQH khi thảo luận vấn đề gì thì cần tập trung. Tôi thấy rằng Quốc hội hiện nay cung cấp nhiều thông tin cho đại biểu. Nếu chịu khó đọc, tìm hiểu thì Quốc hội chính là nơi cung cấp thông tin rất tốt, trên tất cả các mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… cho đại biểu.
Từ kinh nghiệm ở quá trình đổi mới, phát huy hơn vai trò của từng đại biểu, và đặc biệt lần này tăng lượng đại biểu chuyên trách thì tôi kỳ vọng Quốc hội khóa XIV sẽ hoạt động hiệu quả hơn mong đợi.
Ông Trần Ngọc Vinh (Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng)
Phải nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có 3 chức năng: thứ nhất là xây dựng luật và pháp lệnh, chức năng thứ hai là giám sát tối cao, thứ ba là bàn và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
ĐBQH Trần Ngọc Vinh |
Theo tôi, các ĐBQH phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội và cử tri. Tuy nhiên cũng còn một số đại biểu mà theo cử tri thì chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Nếu đánh giá khách quan về chất lượng ĐBQH, có thể thấy đây là do cơ chế. Dường như chúng ta còn quá nặng nề về cơ cấu, mà quên rằng đồng thời phải coi trọng chất lượng đại biểu. Biết rằng cơ cấu là cần thiết, nhưng nếu chúng ta nghiêng nặng hơn về cơ cấu thì chất lượng ĐBQH sẽ không được đảm bảo.
Về việc có những ĐBQH dù am hiểu nhưng lại ít khi phát biểu, đóng góp ý kiến, theo tôi với một số ĐBQH giữ chức vụ cao họ sẽ phát biểu ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, hoặc hội nghị khác; còn những đại biểu vẫn đang e ngại chưa dám đưa ra ý kiến, thì điều này còn phải phụ thuộc vào bản lĩnh của người đó, dám nói dám chịu trách nhiệm khi đưa quan điểm, ý kiến của mình ra trước Quốc hội.
Còn làm sao để chúng ta có được những đại biểu chất lượng vào Quốc hội, tôi nhắc lại tới vấn đề thứ nhất là chúng ta nên đặt chất lượng đại biểu lên trước cơ cấu, ưu tiên chất lượng hàng đầu. Thứ hai, chúng ta phải xem xét lại độ tuổi tham gia Quốc hội. Cơ quan Nhà nước nào cũng yêu cầu những người có kinh nghiệm hoạt động, và để không lãng phí nguồn nhân lực ở Quốc hội, vậy cứ đại biểu nào còn sức khỏe, trí tuệ, vẫn được cử tri tín nhiệm thì nên giữ lại để có thể ổn định được về chất lượng ĐBQH.
Tôi kỳ vọng với sự tiếp thu những tinh hoa, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, các hoạt động của Quốc hội khóa XIV chắc chắn sẽ khởi sắc hơn.
Ông Lưu Thành Công (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long): Mong mỏi lớn nhất của tôi ở Quốc hội khóa tới là làm sao cải tiến được quy trình làm luật, để luật ngày càng có chất lượng cao hơn, mang tính thực tiễn sâu sắc hơn và đi vào cuộc sống đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân.
ĐBQH Lưu Thành Công |
Phải làm sao thực hiện tốt công tác giám sát, để Quốc hội luôn nắm bắt được nhiều vấn đề, đưa chính sách phù hợp với thực tiễn, để kinh tế phát triển tốt nhất, chính trị ổn định nhất, đảm bảo được cuộc sống của người dân ngày càng cao hơn.
Về chất lượng đại biểu, theo tôi vấn đề này rất đa dạng, mỗi người một vẻ, trong quá trình tranh luận thảo luận có những ý kiến phản biện với nhau. Nhưng tôi cho rằng đại biểu Quốc hội khóa này đảm bảo được chất lượng.
Còn oan, sai trong án hình sự Trong báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016, ngành Kiểm sát đã nêu lên những hạn chế, trong đó còn để xảy ra một số trường hợp oan, sai trong quá trình giải quyết án hình sự... |
Khẳng định lập trường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Ngày 22/3, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. |
Quốc hội nhìn lại nhiệm kỳ với 8 bài học kinh nghiệm Tại kỳ họp thứ 11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016, trong đó Quốc hội khóa XIII rút ra 8 bài học kinh nghiệm. |
Thanh Huyền (thực hiện)
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới