Thực phẩm và đồ uống là ngành giàu tiềm năng nhất hiện nay
Nhận định trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đưa ra tại triển lãm quốc tế thực phẩm, đồ uống (Vietfood & Beverage 2013) và triển lãm quốc tế về thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm (Propack Vietnam 2013) được diễn ra tại TP HCM từ ngày 11-14/9.
Thực phẩm và đồ uống là ngành hàng có sự phát triển ổn định nhất hiện nay
Theo dự báo của Bộ Công Thương, sức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam đến năm 2016 sẽ tiếp tục tăng 5,1%/năm, ước tính đạt khoảng 29,5 tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người tăng 4,3%/năm tính đến năm 2016, vào khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tương đương 316 đô la Mỹ/năm). Trong đó, ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 4,3% về lượng và 10,4% về giá trị doanh số bán hàng.
Triển vọng đối với ngành đồ uống của Việt Nam cũng khá sáng sủa. Đồ uống có cồn tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nổi bật là một số thương hiệu như Diageo, Asia Pacific Breweries (APB) và Carlsberg. Dự báo trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, doanh số của ngành sẽ tăng 7,5%, còn doanh thu sẽ tăng 10,5%/năm khi mà người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các loại đồ uống có giá trị cao hơn. Trong đó, đồ uống không có cồn được dự báo sẽ đạt 8,2% về tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trong giai đoạn 2011-2016.
Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ này được lý giải là nhờ nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ tiêu dùng trong nước tăng, xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng, vốn đầu tư nước ngoài tăng và số lượng khách du lịch ngày càng nhiều. Mặt khác, đồ uống và thực phẩm nằm trong nhóm ngành hàng thiết yếu nên không bị ảnh hưởng bởi bất cứ lý do nào.
Theo dự báo Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), mức tiêu thụ thực phẩm tính bình quân đầu người Việt Nam tăng 4,3%/năm, thị trường Việt Nam vẫn là nơi hấp dẫn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như nước ngoài có kế hoạch đầu tư chiến lược vào lĩnh vực này.
BIM cũng đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam sự phát triển không ngừng ngành chế biến thực phẩm, công nghệ đóng gói, bao bì, đổi mới dây chuyền sản xuất hàng hóa, kỹ thuật sấy khô, bảo quản thực phẩm… Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành điểm quan tâm lớn của các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cũng như mở rộng dây chuyền sản xuất thực phẩm và đồ uống tại đây.
Thùy Trang
-
Tin tức kinh tế ngày 17/11: Tỷ giá dự báo còn "căng thẳng" đến cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 16/11: Thu ngân sách gần “về đích”
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11