Thực hư thông tin Nga "ngắt khí đốt sang Đức qua đường ống Yamal-Europe"
Một nhân viên kiểm tra đường ống khi đốt Yamal-Europe gần Minsk, Belarus hồi năm 2016 (Ảnh: Reuters). |
Ngày 6/3, trang Twitter của hãng tin Nga RT đăng thông tin, Moscow dường như đã dừng chuyển khí đốt đến hướng Tây qua đường ống Yamal-Europe. RT cho biết, điều này có nghĩa là dòng khí đốt từ Nga tới Đức đã bị dừng vô thời hạn.
Bên dưới dòng mô tả của đoạn tweet, RT đăng kèm đường dẫn của một bài viết xuất bản ngày 3/3. Bài viết cho biết, đường khí đốt từ Nga sang Đức qua đường ống Yamal-Europe đã dừng vào ngày 3/3.
Reuters ngày 4/3 cũng đưa tin rằng, dòng khí đốt chảy về hướng tây qua Yamal-Europe đã ngừng vào ngày 4/3.
Tuy nhiên, ngày 5/3, Thông tấn xã Nga Tass cho biết, Gazprom đặt kế hoạch bơm khí đốt bổ sung qua đường ống Yamal-Europe.
Tass ngày 4/3 cũng dẫn lời phát ngôn viên Sergey Kupriyanov của tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cho hay, công ty này "tiếp tục cung cấp khí đốt tới châu Âu qua lãnh thổ Ukraine như bình thường, theo yêu cầu của các khách hàng châu Âu - 109,5 triệu m3 vào ngày 4/3".
Quan hệ giữa Nga và phương Tây đang leo thang vì Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2. Mỹ và đồng minh đã áp hàng loạt lệnh trừng phạt mạnh mẽ lên hệ thống tài chính và các nhân vật thuộc tầng lớp tinh hoa của Moscow để gây áp lực cho Nga. Tuy nhiên, các nước phương Tây chưa có các biện pháp cứng rắn nhằm vào ngành năng lượng Nga, do lo ngại sẽ gặp phải hiệu ứng ngược.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các thị trường thế giới, mặc dù Mỹ và các đồng minh châu Âu gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sau khi nước này mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Nga cung cấp gần 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu với tuyến đường ống Yamal-Europe, theo RT. Nga cũng là một trong những nhà xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới. Việc phương Tây trừng phạt Nga có thể khiến cho giá năng lượng tăng phi mã và tác động tiêu cực tới nỗ lực phục hồi kinh tế toàn cầu hậu Covid-19. Châu Âu hiện cũng đang ở trong cuộc khủng hoảng năng lượng do giá khí đốt tăng cao và họ lại phụ thuộc vào Nga trong nhiều năm qua.
Theo Dân trí
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi