Thực hiện 3 sạch để phòng bệnh tay chân miệng
TP HCM: Dịch chồng dịch do diễn biến bất thường |
Nguy cơ tất cả trẻ nhỏ sẽ bị dịch tay chân miệng tấn công |
Chống dịch tay chân miệng: Trọng điểm là các nhà trẻ |
Phải thực hiện 3 sạch
Dịch tay chân miệng năm nay có nhiều biến chứng phức tạp nhất là khi có 21% trẻ mắc bệnh do virus Ente'virus (EV71) gây ra (còn lại do virus Coxcakieruses). Đây là chủng virus dễ gây biến chứng nặng và tử vong nhất. Bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hoá, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong kkhi lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh. Vì vậy các giải pháp phòng bệnh liên quan chính đến vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch.
Bệnh tay chân miệng |
Để thực hiện những biện pháp này, trước hết cần thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy là biện pháp phòng bệnh rất quan trọng khi ở trong đợt dịch. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ; sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Đối với thực phẩm phải ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi. Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, ngậm vú giả. Cắt móng tay và chân cho trẻ sạch sẽ, kể cả người lớn.
Do trẻ hay chơi đồ chơi, cha mẹ phải rửa sạch đồ chơi đồng thời lau sàn nhà, khăn mặt bằng xà phòng rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống, đồ chơi chưa được khử trùng. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng xà bông (sữa tắm không đủ khả năng diệt khuẩn). Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh khác hoặc người nghi ngờ mắc tay chân miệng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nguy cơ lây lan bệnh mạnh nhất là trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung, hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng lúc trẻ hắt hơi, ho. Vì vậy ở lớp học, trẻ nhiễm bệnh dễ dàng lây lan cho nhiều bạn khác. Nếu nhiễm thì nên cách ly ở nhà, không tới trường trong vòng 10-14 ngày đầu.
Virus tay chân miệng tồn tại 3-6 ngày trong cơ thể trẻ trước khi gây ra những triệu chứng đầu tiên. Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại trong đường hô hấp của bé 1-3 tuần, trong phân vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, ngay cả khi khỏi bệnh, mẹ vẫn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để bé tiếp xúc nhiều với trẻ khỏe mạnh làm dịch nghiêm trọng hơn.
Phải theo dõi bệnh sát sao
Đối với trẻ đã mắc tay chân miệng phải biết cách chăm sóc để hạn chế không làm bệnh nặng hơn như theo dõi trẻ sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách, bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng…
Về theo dõi bệnh: Phải theo dõi cơn sốt của trẻ, cho uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C theo chỉ dẫn của bác sĩ, chọn thuốc vị hoa quả cho dễ uống nếu trẻ hay nôn trớ.
Rửa tay sạch bằng xà phòng là một trong những cách phòng bệnh |
Vệ sinh cơ thể: Tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối để tránh bội nhiễm. Tránh bọc bé trong chăn kín, kiêng gió và ánh nắng mặt trời khiến bệnh nặng hơn. Một số người sốt ruột chọc vỡ bóng nước cũng hoàn toàn không nên, bởi chúng sẽ dần xẹp xuống và mất đi.
Dinh dưỡng: Do trẻ bị loét miệng cần ăn thực phẩm mềm mịn, mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu như cháo, sữa, sữa chua, nước ép hoa quả… Trẻ mắc chân tay miệng thường rất biếng ăn, nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít. Trẻ còn bú mẹ thì cần tăng số cữ lên, vì mỗi lần bé bú ít đi. Sau khi ăn, bé nên súc miệng sạch sẽ và nghỉ ngơi 3- 4 giờ mới ăn bữa khác. Tránh thực phẩm cay, nóng, cứng; uống nước nóng hoặc quá lạnh đều làm tăng đau miệng, viêm loét.
Thăm khám y tế: Phần lớn trẻ mắc tay chân miệng sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị. Song cần cần đến bệnh viện ngay nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C kéo dài hơn 48 tiếng và không đáp ứng với thuốc hạ sốt chứa paracetamol, kèm quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình khi ngủ, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân...
Nếu để trễ 6-12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, dẫn đến tử vong.
Nguyễn Bách
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 28/10/2024: Tuổi Tỵ tình duyên tươi sáng, tuổi Dần tin tức tốt lành
- Tử vi ngày 27/10/2024: Tuổi Sửu nhận được tín nhiệm, tuổi Tuất khẳng định vị thế
- Tử vi ngày 26/10/2024: Tuổi Mão ấn tượng tốt đẹp, tuổi Mùi tràn đầy năng lượng
- Tử vi ngày 25/10/2024: Tuổi Thìn phát huy tài lẻ, tuổi Thân tiến triển tích cực
- Tử vi ngày 24/10/2024: Tuổi Tý quý nhân che chở, tuổi Ngọ tài lộc rực rỡ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan