Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sẽ sớm có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em?

13:25 | 15/10/2018

783 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hiện nay, đã có 2 loại vắc xin chống lại EV71 - tác nhân gây bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, để có thể phổ biến trên toàn thế giới, cần phải có thêm một thời gian.  
se som co vac xin phong benh tay chan mieng cho tre emBộ trưởng Y tế chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lây nhiễm chéo
se som co vac xin phong benh tay chan mieng cho tre emPhòng chống dịch bệnh: Ngành y tế đang đơn độc?
se som co vac xin phong benh tay chan mieng cho tre emNhiều ca diễn biến nặng, vi rút tay chân miệng có biến chủng?

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp nhất là coxsackievirus A16 và enterovirus 71 (EV71). Trong đó, tác nhân EV71 mới thật sự là vấn đề đáng quan tâm và lo ngại vì bệnh tay chân miệng do EV71 thường gây ra biến chứng nặng và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em.

Hiện nay, do không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc phát triển vắc xin chống lại EV71 sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự bùng nổ của EV71 và giảm tử vong.

Tháng 12/2015, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Trung Quốc đã phê chuẩn vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng do EV71 được sản xuất bởi Viện Sinh học Y khoa tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc. Đến tháng 1/2016, một loại vaccine EV71 thứ hai được sản xuất bởi Sinovac Biotech được phê chuẩn. Cả hai hiện đang được sản xuất thương mại và bắt đầu sử dụng cho trẻ em Trung Quốc. Đó là điều đang trông chờ của nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương nơi mà bệnh tay chân miệng ở trẻ em vẫn tiếp tục lan rộng, nhất là bệnh tay chân miệng do EV71.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng cho các quốc gia khác đòi hỏi phải mất thêm một thời gian nữa để chứng minh hiệu quả và tính an toàn khi áp dụng đại trà cho trẻ em tại Trung Quốc và nhất là khả năng ứng dụng đối với các chủng EV71 gây đại dịch khác nhau.

se som co vac xin phong benh tay chan mieng cho tre em
Hiện nay, đã có 2 loại vắc xin chống lại EV71 - tác nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Bệnh có biểu hiện khá đặc trưng với sốt, phát ban sần sùi hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và tổn thương loét ở miệng. Bệnh thường tự giới hạn nhưng rất dễ lây. Bệnh thường xảy ra với những dịch nhỏ ở các trường mẫu giáo hoặc trung tâm chăm sóc trẻ em vì siêu vi này rất dễ lây nhiễm.

Vi rút tay chân miệng thường lây truyền qua đường phân hoặc qua dịch tiết mũi họng như nước bọt, đờm, hoặc nước mũi của người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, còn đường lan truyền gián tiếp do các vật liệu đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhũ nhi và trẻ em vì tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng cao được thể hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch còn yếu.

Trong một số ít trường hợp, tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng trên hệ thống thần kinh trung ương, hô hấp và tim mạch, bao gồm viêm màng não vô trùng, mất điều hoà tiểu não, bại liệt, viêm não cấp, suy tim và phù phổi với tỷ lệ tử vong cao. Tay chân miệng có xu hướng xảy ra trong các đợt bùng phát trong thời tiết ấm áp của mùa xuân, mùa hè và mùa thu, đây là bệnh diễn tiến theo mùa khá rõ, nhiễm vi rút gây bệnh tăng mạnh trong điều kiện nóng và ẩm.

Tỷ lệ mắc tay chân miệng gây ra bởi EV71 thấp hơn tỷ lệ gây ra bởi CVA16; tuy nhiên, EV71 là một loại vi rút ái thần kinh, có xu hướng gây bệnh nặng hơn và nhiều khả năng gây các biến chứng thần kinh và viêm cơ tim thậm chí có thể gây tử vong.

Nhiều công trình nghiên cứu chế tạo vắc xin tay chân miệng do EV71 đang được triển khai. Trong đó, vắc xin vi rút bất hoạt đang được kỳ vọng có khả năng đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh tay chân miệng có hiệu quả. Việc phát triển các loại vắc xin vi rút EV71 bất hoạt đang tiến triển nhanh chóng.

Hiện nay đã có 2 loại vắc xin EV71 của Viện Sinh học Y khoa tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc và Sinovac Biotech đã được phê chuẩn và lưu hành trên thị trường ở Trung Quốc. Để cho phép sử dụng vắc xin EV71 trên toàn thế giới, cần phải chứng minh khả năng ứng dụng đối với các chủng EV71 gây đại dịch khác nhau. Vì vậy, cần phải có thêm một thời gian sau khi các loại vắc xin EV71 gia nhập thị trường. Mặt khác, vắc xin EV71 bất hoạt hiện tại có thể bảo vệ chống lại EV71 nhưng không chống lại chủng CVA16, nguyên nhân phổ biến nhất của tay chân miệng. Do đó, cần nghiên cứu phát triển vắc xin đa kháng.

Mai Phương