Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ trưởng Y tế chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lây nhiễm chéo

19:32 | 12/10/2018

283 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 12/10, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đến thăm và chỉ đạo công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2, TP HCM.  
bo truong y te chi dao phong chong dich benh lay nhiem cheoBộ Y tế: Phải cung ứng đủ thuốc, cấp bách phòng chống bệnh tay chân miệng
bo truong y te chi dao phong chong dich benh lay nhiem cheoCuộc chiến xuyên đêm chống dịch sởi ở viện Nhi Đồng 1
bo truong y te chi dao phong chong dich benh lay nhiem cheoTP HCM ứng phó dịch bệnh tay chân miệng tăng đột biến

Bộ trưởng đã đến thăm Khoa Nhiễm, nơi có nhiều trẻ bị sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết nhập viện, động viên các gia đình có con nhỏ đang điều trị tại BV, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của các bác sĩ BV Nhi Đồng 2 trong thời gian qua.

bo truong y te chi dao phong chong dich benh lay nhiem cheo
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo công tác khám chữa bệnh tại BV Nhi Đồng 2

Bộ trưởng khuyến cáo, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, bỏ ăn, mệt mỏi… thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chữa bệnh. “Phòng bệnh, lọc bệnh, cách ly, là 3 giải pháp hạn chế tình trạng lây bệnh chéo như hiện nay. Đặc biệt, đối với những bệnh nhiễm như sởi, hô hấp, kể cả luồng đi khám bệnh và ngồi chờ khám cũng cần phải cách ly tuyệt đối. BS cần quyết liệt trong vấn đề lọc bệnh để giảm tải. Mặt khác, BV tuyến cuối là nơi điều trị bệnh nặng nhất, nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Ở Hà Nội, chúng ta đã từng có bài học cay đắng với mùa dịch sởi, bệnh nhi càng vào BV thì càng nặng, càng tử vong vì lây chéo sởi, nhiễm tay chân miệng…”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho biết cần tuyên truyền rộng rãi cho người dân về ý thức phòng ngừa bệnh. Làm sao để người dân có thể phòng ngừa tránh mắc bệnh, chứ không phải đợi có bệnh mới đến cơ sở y tế…

Bệnh tay chân miệng, lây qua đường phân, do vi rút, cơ bản là phải vệ sinh tay trẻ em, người chăm sóc trẻ, đồ chơi, nền nhà, ăn uống sạch và đầy đủ chất. Về bệnh sởi, đã có vắc xin ngừa bệnh hiệu quả nhưng do người dân chưa có ý thức nên không tiêm ngừa dẫn đến mắc bệnh. Do vậy, cần tiêm sởi cho trẻ lúc 9 tháng và 18 tháng tuổi. Riêng về bệnh sốt xuất người dân cần biết muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết đẻ nơi nước sạch, nên phải lật úp vật chứa nước (bình hoa, vỏ xe, lon sữa…), diệt lăng quăng, phun thuốc diệt muỗi.

bo truong y te chi dao phong chong dich benh lay nhiem cheo
Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc với BV Nhi Đồng 2

Sáng ngày 12/10, Bộ Y tế cũng đã tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức, TP HCM.

Tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam, ngành y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng. Gần đây, bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi tại một số địa bàn nơi có tập trung đồng dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp… như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017, các bệnh khác như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà... cũng ghi nhận số mắc giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Mai Phương