Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thu thuế của Facebook, Google ở Việt Nam: Hài hòa giữa tăng thu và lợi ích khách hàng

10:58 | 15/03/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế đang được Bộ Tài chính hoàn thiện, lấy ý kiến người dân và các tổ chức. Dù đang có một số quy định cần làm rõ, nhưng sau khi thông qua được kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu quản lý thuế các ngành kinh doanh xuyên biên giới mà không đặt trụ sở ở Việt Nam.
Thu thuế của Facebook, Google ở Việt Nam: Hài hòa giữa tăng thu và lợi ích khách hàng
Các nhà cung cấp nước ngoài như Facebook, Google... có kinh doanh và phát sinh doanh thu tại Việt Nam đều phải nộp thuế.

Thêm hàng trăm triệu USD tiền thuế

Câu chuyện tranh cãi về việc thu thuế của Facebook, Google, YouTube, Netflix... tại Việt Nam đang dần đi đến hồi kết, khi Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ (Thông tư). Trong đó, Chương IX Thông tư gồm 11 điều quy định liên quan đến việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số của các nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.

Tại dự thảo Thông tư nêu rõ, nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài phải thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử, cùng với đăng ký thuế thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Như vậy, với dự thảo Thông tư này, Facebook, Google, YouTube, Netflix... mặc dù không có cơ sở kinh doanh cố định nhưng hoạt động qua phương thức thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ phải đăng ký thuế, khai thuế và nộp các nghĩa vụ thuế tại cơ quan quản lý thuế của Việt Nam. Các nhà cung cấp nước ngoài sẽ được cấp các mã số thuế 10 số. Cơ quan quản lý sẽ xây dựng các quy định về khai, nộp thuế với nhiều phương án, giải pháp khác nhau để họ lựa chọn.

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết trong thời gian tới sẽ tổ chức hội thảo để lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan, trong đó có cả những nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài để ghi nhận ý kiến phản hồi, từ đó hoàn thiện dự thảo Thông tư. Để có thể triển khai ngay khi Thông tư được ban hành, cơ quan này cũng đang xây dựng hệ thống tư vấn, kê khai, cung cấp mã số thuế đa ngôn ngữ để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài. Hiện có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số đã phát sinh hàng tỷ USD doanh thu tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên họ vẫn chưa thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ. Nếu truy thu đủ số thuế các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã phát sinh tại Việt Nam, số thu có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

"Ông lớn" trốn thuế, khách hàng chịu thiệt?

Dưới góc nhìn pháp lý, Giám đốc Công ly Luật ICC Việt Nam Nguyễn Thanh Tùng phân tích, quy định như trong Chương IX Thông tư là phương pháp quản lý thuế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, tạo điều kiện cho các DN nước ngoài không có trụ sở ở nước sở tại kê khai và nộp thuế. Đây là cơ sở để phục vụ công tác quản lý, bởi khi Việt Nam có đầy đủ các quy định thì buộc các DN nước ngoài phải tuân thủ.

Đáng chú ý, dự thảo Thông tư quy định, trong trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam thì các tổ chức có đăng ký kinh doanh và hoạt động theo pháp luật Việt Nam phát sinh mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài. Nếu cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài thì ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay.

Ở phía cơ quan quản lý, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế Nguyễn Đức Huy đánh giá, vấn đề này khả thi và đảm bảo tính chặt chẽ về thu thuế. Bởi trong dự thảo cũng nêu rõ, Bộ Tài chính quy định Tổng cục Thuế sẽ công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch. Sau đó chuyển cho các ngân hàng, trung gian thanh toán để khấu trừ thuế.

Trường hợp cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài có thanh toán bằng thẻ hoặc các hình thức khác mà ngân hàng, trung gian thanh toán không thể khấu trừ, nộp thay thì ngân hàng, trung gian thanh toán có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và định kỳ ngày thứ 10 hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico Trương Thanh Đức phân tích thêm, bản chất thì phải trích trừ thuế trên số tiền khách hàng trả cho nhà cung cấp nước ngoài. Còn nếu ngược lại, sau khi ngân hàng báo cáo cho ngành thuế số tiền mà cá nhân trả cho nhà thầu nước ngoài, nếu cơ quan thuế yêu cầu trích thuế từ tài khoản của cá nhân thì như vậy khách hàng sẽ phải trả thay thuế cho các ''ông lớn''. Do đó, ông Trương Thanh Đức kiến nghị các cơ quan quản lý cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn để các ngân hàng, trung gian thanh toán thực hiện việc khấu trừ, nộp thay được thuận lợi, dễ dàng, thông suốt, tránh thiệt thòi cho khách hàng.

Số thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới chủ yếu qua 3 nhóm: Bán hàng qua mạng xã hội; Thu nhập từ hoạt động viết các ứng dụng trò chơi, quảng cáo qua Facebook, YouTube...; Tổ chức, gia đình có hoạt động cho thuê nhà thông qua các trang mạng điện tử (Agoda, Booking...). Năm 2018, thuế từ các DN thương mại điện tử tự kê khai và nộp khoảng 800 tỷ đồng, năm 2019 trên 1.000 tỷ đồng, năm 2020 đạt 1.143 tỷ đồng.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh

Sẽ nảy sinh trường hợp cá nhân thanh toán bị khấu trừ tiền thuế dẫn đến số tiền thanh toán không đủ trả cho phía nước ngoài, và không được cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Sắp tới cơ quan thuế cần nghiên cứu và có biện pháp quản lý đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng Việt Nam.

Giám đốc Công ly Luật ICC Việt Nam Nguyễn Thanh Tùng

Theo Kinh tế & Đô thị