Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường dầu khí năm 2012

09:59 | 05/01/2012

698 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2012, các tổ chức quốc tế đều dự báo giá các loại dầu thô thế giới có xu hướng giảm so với năm 2011 với mức giá trung bình năm nằm trong khoảng từ 102106USD/thùng.

1. Thị trường dầu thô

Giá dầu thô

Năm 2012, các tổ chức quốc tế đều dự báo giá các loại dầu thô thế giới có xu hướng giảm so với năm 2011 với mức giá trung bình năm nằm trong khoảng từ 102-106USD/thùng.

Xu hướng giá dầu như dự báo là do:

- Kinh tế thế giới năm 2012 dự báo tiếp tục khó khăn cùng với tình hình nợ công khu vực châu Âu; rủi ro chính trị tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi tạo áp lực to lớn sự phục hồi của các nền kinh tế.

- Nhu cầu dầu thô bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới.

- Hội nghị Bộ trưởng OPEC (12/2011) thống nhất về mức sản lượng trần 30 triệu thùng/ngày của khối nước này và sự phục hồi của nguồn cung Libya đã làm cho nguồn cung dầu thô được đảm bảo trong giai đoạn tới.

Nhu cầu dầu thô

Theo một số tổ chức dự báo có uy tín, với giả định các nền kinh tế ngoài OECD tăng trưởng lần lượt 4,9% và 5,2% năm 2012 và các nền kinh tế OECD giảm từ 1,7% năm 2011 xuống khoảng 1,5% năm 2012 thì nhu cầu dầu thô dự báo sẽ tăng từ mức 88,1 triệu thùng/ngày năm 2011 lên khoảng 89,5 triệu thùng/ngày năm 2012. Nhu cầu dầu thô sẽ tăng lên nhiều nhất tại Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi trong năm 2012. Năm 2012, các nước khối OECD được dự báo sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng khoảng 0,4 triệu thùng/ngày như năm 2011.

Vì sao nhu cầu tăng?

- Nhu cầu của Nhật Bản dự báo tăng khoảng 2,2% (tương đương khoảng 100.000 thùng/ngày) trong năm tới do nhu cầu nhiêu liệu cho giao thông vận tải tăng trở lại sau khi sụt giảm trong năm 2011 xuất phát từ cuộc động đất, sóng thần 3/2011 và nhu cầu dầu cho phát điện tăng lên sau những lo ngại hậu quả của điện nguyên tử khi gặp sự cố động đất.

- Mặc dù nhu cầu dầu châu Âu tiếp tục sụt giảm nhưng dự báo mức độ giảm nhu cầu sẽ ở mức thấp hơn nếu các nước tăng dự trữ.

- Nhu cầu dầu của châu Phi dự báo có thể tăng khoảng 6% (tương đương khoảng 200.000 thùng/ngày) trong năm 2012 sau khi giảm mạnh trong năm nay, chủ yếu là do nhu cầu dầu thô của Libya phục hồi sau khi nội chiến kết thúc.

Nguồn cung dầu thô

Nguồn cung ngoài OPEC

Nguồn cung các nước ngoài OPEC được các tổ chức dự báo sẽ tăng khoảng 1,2 triệu thùng trong năm 2012 đạt khoảng 53,3 triệu thùng/ngày, các quốc gia trong khối đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng của khối này đó là Mỹ khoảng 240.000 thùng/ngày từ việc phát triển khai thác dầu đá phiến; Brazil khoảng 190.000 thùng/ngày từ việc phát triển khai thác khu vực xa bờ. Các quốc gia khác như Canada, Trung Quốc, Colombia hay Kazakhstan có mức tăng trưởng trung bình khoảng 100.000 thùng/ngày trong năm 2012.

Ngược lại, một số quốc gia được dự báo có mức sản lượng sụt giảm là Nga (-170.000 thùng/ngày), Mehico (-60.000 thùng/ngày) nhưng nhìn chung không ảnh hưởng nhiều tới mức tăng trưởng nguồn cung của khối các nước này.

Nguồn cung OPEC

Nguồn cung Libya sau khi phục hồi trong giai đoạn cuối tháng 9/2011 đã dần ổn định trở lại với mức sản lượng tháng 10/2011 tăng khoảng 350.000 thùng/ngày và đạt sản lượng khoảng 550.000 thùng/ngày trong tháng 11/2011 là nguyên nhân chính để các tổ chức đưa ra mức sản lượng cho Libya ở khoảng 1,2 triệu thùng/ngày vào Q4/2012. Với việc nguồn cung Libya phục hồi trong năm 2012, dự báo khối OPEC sẽ có mức tăng sản lượng khoảng 400.000 thùng/ngày trong năm tới. Cùng với đó, công suất dự phòng của OPEC được dự báo sẽ tăng lên mức 4,1 triệu thùng/ngày từ mức dự phòng 3 triệu thùng/ngày năm 2011.

2. Thị trường khí thiên nhiên

Nhu cầu tiêu thụ khí thiên nhiên toàn thế giới được dự báo tăng 52% từ 111 Tcf năm 2008 lên 169 Tcf năm 2035. Mặc dù suy thoái kinh tế năm 2009 khiến nhu cầu khí thiên nhiên trong năm 2009 giảm khoảng 2 Tcf, nhu cầu khí thiên nhiên trong năm 2010 đã tăng mạnh trở lại, thậm chí vượt mức trước suy thoái. Khí thiên nhiên tiếp tục được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn làm nhiên liệu chính trong lĩnh vực điện và công nghiệp một phần bởi hàm lượng cacbon thấp (so với dầu và than) khiến khí thiên nhiên trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với những quốc gia quan tâm đến việc giảm phát thải. Trong lĩnh vực điện, chi phí đầu tư thấp và hiệu năng cao là những lợi thế của khí thiên nhiên.

Phần lớn sản lượng khí thiên nhiên gia tăng được dự báo đến từ khu vực OECD, trong đó mức tăng lớn nhất là từ Trung Đông (tăng 15 Tcf trong giai đoạn 2008-2035), châu Phi (7 Tcf) và các nước ngoài OECD, châu Âu và Euroasia, bao gồm Nga và các nước Cộng hoà Liên Xô cũ (9 Tcf). Ngoài ra tổng sản lượng của Iran và Qatar được dự báo tăng 11 Tcf (gần 20% tổng mức tăng sản lượng toàn thế giới).

Hai nhân tố cũng giúp tạo nên vị thế của khí thiên nhiên so với các nguồn năng lượng khác chính là triển vọng tăng trưởng về cả trữ lượng cũng như nguồn cung. Những thay đổi lớn về nguồn cung và thị trường toàn cầu là do sản xuất LNG được mở rộng, sự ra đời của các kỹ thuật khoan mới và tính kinh tế của các dự án khí đá phiến. Tác động tổng hợp của các yếu tố trên là việc xuất hiện nhiều nguồn cung mới – và kéo theo đó là giá khí thiên nhiên thấp cùng nhu cầu khí thiên nhiên cao hơn.

Mặc dù hiện chưa có đánh giá đầy đủ về trữ lượng nguồn khí thiên nhiên phi truyền thống của thế giới – khí đốt “chặt” (tight gas – chỉ các vỉa chứa khí nằm trong những tầng đá chứa vô cùng cứng khiến các vỉa khí dưới lòng đất này rất “chặt”), khí đá phiến và khí than, trữ lượng khí đá phiến có thể khai thác của Mỹ được dự báo vào khoảng 6.622 Tcf (tăng 50% so với thập niên trước). Cùng với nguồn khí đốt “chặt” và khí than, tổng sản lượng khí phi truyền thống của Mỹ dự báo sẽ tăng từ 10,9 Tcf năm 2007 lên 19,8 Tcf vào năm 2035. Những nguồn khí phi truyền thống sẽ trở nên đặc biệt quan trọng đối với thị trường trong nước của Canada và Trung Quốc – đóng góp lần lượt 50% và 72% tổng sản lượng khí trong nước vào năm 2035.

Thương mại khí thiên nhiên (vận chuyển bằng đường ống và bằng tàu dưới dạng LNG) được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Phần lớn nguồn cung LNG tới từ khu vực Trung Đông và Australia – nơi nhiều dự án hóa lỏng khí mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thập kỷ tới. Ngoài ra, đã có những đề xuất về việc xây dựng các cơ sở xuất khẩu LNG tại miền Tây Canada và chuyển đổi các cơ sở nhập khẩu LNG của Mỹ hoạt động không hiệu quả thành các cơ sở hóa lỏng và xuất khẩu khí dùng nguồn khí thiên nhiên trong nước. Công suất hóa lỏng khí thiên nhiên thế giới dự báo sẽ tăng gấp đôi (từ khoảng 8 Tcf năm 2008 lên 19 Tcf năm 2035). Cùng với đó, nhiều hệ thống đường ống mới hiện đang hoặc đã lên kế hoạch xây dựng sẽ tăng nguồn khí thiên nhiên xuất khẩu từ châu Phi tới các thị trường châu Âu và từ Euroasia tới Trung Quốc.

Quyết – Linh – Hà