Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường bất động sản hồi phục khả quan

07:00 | 27/07/2022

1,504 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giai đoạn 2020-2021, thị trường bất động sản (BĐS) chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch Covid-19, nhiều dự án không thể triển khai đúng tiến độ. Tuy nhiên, nguồn cung BĐS mới đã tăng lên, thị trường dần hồi phục trong năm 2022.
Thị trường bất động sản hồi phục khả quan

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc bộ phận bán hàng CBRE Việt Nam: Sức bật cao, sản phẩm đa dạng

Trong quý II/2022, thị trường BĐS TP HCM trở nên sôi động, đón nhận số lượng sản phẩm tăng cao đột biến, tới gần 13.000 căn hộ. Tổng nguồn cung mới trong nửa đầu năm 2022 gần bằng nguồn cung mới cả năm 2021. Điều đó cho thấy thị trường có sức bật rất cao. Sự phục hồi về nguồn cung tạo đà cho thị trường 6 tháng cuối năm thêm sôi động. Hạ tầng khu Đông và TP Thủ Đức tạo ra độ ổn định về thị trường và tâm lý nhà đầu tư. BĐS hạng sang và siêu sang đang là xu hướng trên thị trường. Nhiều chủ đầu tư có kế hoạch đưa các căn hộ hạng sang và siêu sang ra thị trường.

Tuy nhiên, sự mất cân đối về nguồn cung tại TP HCM ngày càng rõ. Do chi phí phát triển dự án bị đẩy lên cao nên hầu hết sản phẩm đưa ra thị trường thời gian tới tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang. Từ nay đến cuối năm 2022, phân khúc BĐS tầm trung không có nguồn cung nếu không có sự hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nhà ở bình dân, nhà ở xã hội.

Trong khi đó, các thị trường lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai phát triển rất sôi động trong khoảng 3 năm trở lại đây. Chẳng hạn, vào năm 2020, thị trường BĐS TP HCM sụt giảm mạnh, đặc biệt là phân khúc tầm trung gần như không có dự án mới. Trong khi đó, Bình Dương bổ sung cho thị trường đến 8.000 sản phẩm. Hiện nay, Bình Dương vẫn được xem là thị trường bổ sung nguồn cung lớn về căn hộ cho TP HCM, dù hiện nay độ nóng của thị trường đã có phần giảm nhiệt.

Thị trường BĐS Đồng Nai vẫn rất sôi động, còn thị trường Long An chủ yếu là đất nền. Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế về khoảng cách di chuyển nhờ gần với TP HCM, sản phẩm khá đa dạng từ tầm trung đến cao cấp. Bình Thuận được xem là khu vực khá sôi động khi đang thi công sân bay Phan Thiết, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết...

Thị trường bất động sản hồi phục khả quan

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA): Tiếp cận nhiều nguồn vốn

Dòng tiền của thị trường BĐS hiện nay đến từ 4 nguồn chính.

Đầu tiên là nguồn vốn tín dụng. Vốn tín dụng được xem là “bà đỡ” của cộng đồng doanh nghiệp BĐS. Hiện có đến 80-85% doanh nghiệp phải huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi Thông tư 39 mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng từ “kiểm soát” việc cho vay mua, kinh doanh BĐS và “kiểm soát” việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn. Theo đó, việc dùng từ “kiểm soát” dẫn đến luồng dư luận cho là NHNN định hướng “thắt chặt” tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, bao gồm cả “thắt chặt” cho vay để mua BĐS cao cấp do đây là khoản vay có giá trị lớn, có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng “ngại” hoặc “không dám” cho vay đối với doanh nghiệp BĐS, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua BĐS, nhà ở, tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường.

Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục sôi động
Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục sôi động

Chúng tôi đề nghị xem xét lại, theo hướng các dự án BĐS có tính khả thi, các doanh nghiệp có uy tín, khách hàng được đánh giá cao vẫn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng, người tiêu dùng có nhu cầu cũng được tiếp cận.

Nguồn vốn thứ hai là trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp không có lỗi. Tuy nhiên, việc siết chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp là cần thiết để việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo đúng quy định.

Nguồn vốn thứ ba là vốn FDI. Nguồn vốn này đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở Bình Dương, Đồng Nai...

Cuối cùng là nguồn vốn từ khách hàng. Nguồn vốn này tốt nhất, hiệu quả nhất, nhà đầu tư không chịu áp lực lãi vay.

Ngoài những nguồn vốn đó, Chính phủ vừa giải ngân gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỉ đồng, bao gồm gói 15.000 tỉ đồng hỗ trợ cho nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn này hiện triển khai rất chậm.

Thị trường bất động sản hồi phục khả quan

Ông Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Dòng vốn vào BĐS tiếp tục tăng

Nguồn vốn tín dụng dự báo tiếp tục tăng khoảng 10-12%/năm để duy trì tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong khoảng 6,8-7,3%. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp BĐS cũng tiếp tục tăng và ổn định hơn.

Trong năm 2021 và năm 2030, nguồn vốn FDI tăng bình quân khoảng 5-7%. Quy mô nguồn vốn FDI đăng ký sẽ đạt khoảng 175.000 tỉ đồng (khoảng 7,5 tỉ USD) vào năm 2030 và chiếm tỉ trọng khoảng 15% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Song song với đó, kiều hối cũng là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển của thị trường BĐS, bởi Việt Nam luôn nằm trong top 10 nước có nguồn kiều hối lớn nhất thế giới. Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 17,2 tỉ USD, năm 2021 tới 18,1 tỉ USD, năm 2022 sẽ tiếp tục tăng. Dự báo kiều hối sẽ đạt 34,2 tỉ USD vào năm 2030.

Lượng vốn lớn nằm trong dân được coi là kênh đầu tư quen thuộc trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, giá vàng biến động mạnh, thị trường chứng khoán còn nhiều rủi ro. Đây được xem là nguồn vốn tiềm năng nhất trong giai đoạn 2020-2030, nếu có những chính sách thu hút hợp lý.

Sự mất cân đối về nguồn cung BĐS tại TP HCM ngày càng rõ. Hầu hết sản phẩm đưa ra thị trường thời gian tới tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang. Từ nay đến cuối năm 2022, phân khúc BĐS tầm trung không có nguồn cung nếu không có sự hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nhà ở bình dân, nhà ở xã hội.

Thanh Hồ

Gần 33 nghìn cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
Phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững
Vì sao bất động sản phía Tây Hà Nội có sức hút vốn mạnh?
Ban hành Nghị định về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
Chuyên gia kinh tế "bóc mẽ" những kiểu khách mà ngân hàng sợ nhất