Thêm 2 tuyến đường mới kết nối đến Hà Nội
Dự án đầu tư xây dựng đường Hoà Lạc-Hoà Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai-Hoà Bình theo hình thức BOT nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang đường bộ nối Tây Bắc với Hà Nội, đồng thời tăng hiệu quả khai thác tuyến đường Đại lộ Thăng Long, tuyến đường sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.
Tuyến đường mới này sẽ giúp hành trình từ Hà Nội tới Hòa Bình rút ngắn khoảng 20km so với tuyến QL6 hiện nay.
Tuyến đường mới này sẽ giúp hành trình từ Hà Nội tới Hòa Bình rút ngắn khoảng 20km so với tuyến QL6 hiện nay. |
Đường Hoà Lạc-Hoà Bình có điểm đầu tại Km0 tại nút giao Hoà Lạc (giữa Đại lộ Thăng Long và QL21, lý trình Km17+850 trên QL21), điểm đầu xây dựng tại Km6+680 vị trí tách đường Hoà Lạc-Làng Văn hoá. Điểm cuối tại Km32+367 (xã Trung Minh, TP.Hoà Bình).
Tuyến đường có tổng chiều dài 25,69km, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m và có vận tốc tối đa 80km/giờ.
Đáng chú ý, tổng mức đầu tư ban đầu của dự án hơn 2.989 tỉ đồng với thời gian thu phí 24 năm. Sau khi kiểm toán tổng mức đầu tư giảm xuống còn khoảng 2.700 tỉ đồng nhưng thời gian thu phí lại tăng lên hơn 27 năm.
Lý giải về điều này, ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty TNHH BOT QL6 - Hòa Lạc-Hòa Bình cho biết, tổng mức đầu tư ban đầu được xây dựng với phương án tài chính trong đó chưa tính tới việc miễn giảm phí cho người dân sống quanh trạm đồng thời cũng có mức phí cao hơn.
Trong khi đó, với phương án tài chính mới, mức phí dự kiến dao động từ 35.000 đồng/lượt đến 180.000 đồng/lượt tuỳ theo nhóm phương tiện và có phương án cắt giảm cho người dân thường trú quanh trạm.
Dự kiến, dự án sẽ nghiệm thu vào cuối tháng 10 và có thể bắt đầu thu phí từ ngày 1/1/2019.
Trước đó, mặc dù dự án này khởi công từ năm 2014 và nhà đầu tư ban đầu là Geleximco nhưng gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng và vốn nên đã “trả lại” dự án cho Bộ GTVT. Dự án sau đó đổi chủ đầu tư và từng 2 lần bị ngân hàng dừng giải ngân do lo ngại “vỡ trận” phương án tài chính.
Cũng trong dịp này, dự án cầu Văn Lang với mức đầu tư 1.460 tỉ đồng, nối QL32 với QL32C nhằm nối tỉnh Phú Thọ với thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận sẽ đi vào khai thác.
Cầu Văn Lang nối tỉnh Phú Thọ với Thủ đô Hà Nội. |
Điểm đầu của dự án (phía Hà Nội) kết nối với Quốc lộ 32 tại lý trình Km59+500 thuộc địa phận xã Phú Sơn, huyện Ba Vì. Điểm cuối dự án (phía Phú Thọ) giao với Quốc lộ 32C tại lý trình Km3+100 thuộc địa phận phường Thọ Sơn, TP Việt Trì.
Tổng chiều dài cầu và đoạn tuyến chính đường hai đầu cầu khoảng 9,46km. Trong đó, chiều dài đường dẫn phía Phú Thọ khoảng 0,26km, chiều dài cầu vượt sông khoảng 1,55km, chiều dài đường dẫn phía Hà Nội khoảng 7,54km.
Dự kiến, dự án này sẽ bắt đầu thu phí từ đầu năm 2019 với mức phí đối với xe tiêu chuẩn là 35.000 đồng/xe, thời gian thu phí khoảng 20 năm.
Theo Báo Điện tử Chính phủ
Đường 2.700 tỷ đồng nối Hà Nội - Hòa Bình trước ngày thông xe |
2.510 tỷ đồng làm đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa |
Những "công trình nghìn năm Thăng Long” bây giờ ra sao? |
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo