Thế giới “sửng sốt” trước thông báo lãi của Saudi Aramco
Giám đốc điều hành Aramco, ông Amin Nasser |
Aramco đạt được mức lợi nhuận kỷ lục nhờ giá dầu thô tăng vọt, dẫn đến những luồng chỉ trích trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và khí hậu.
Hầu hết cổ phần của Aramco thuộc sở hữu của Chính phủ Ả Rập Xê-út. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất mà Aramco ghi nhận kể từ khi niêm yết 1,7% cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán vào tháng 12/2019.
Giám đốc điều hành của Aramco, ông Amin Nasser, hoan nghênh “kết quả tài chính kỷ lục vào năm 2022” do giá dầu tăng vọt, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu phục hồi mạnh mẽ và diễn biến chiến sự ở Ukraine.
Trước đó, các ông lớn dầu mỏ như Shell, Chevron, ExxonMobil, TotalEnergies và BP cũng công bố khoản lợi nhuận kỷ lục 151 tỷ USD vào năm 2022, nên công bố của Aramco không khỏi khiến mọi người phản ứng.
Tổng thư ký Tổ chức Ân xá quốc tế Agnès Callamard cho biết: “Thật sốc khi một công ty kiếm được hơn 161 tỷ USD lợi nhuận trong vòng 1 năm thông qua việc bán nhiên liệu hóa thạch, nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng khí hậu”.
Bà còn nói thêm: “Càng sốc hơn khi mức thặng dư này được tích lũy trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu về chi phí sinh hoạt do giá năng lượng tăng cao”, hậu quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine để lại.
Tổ chức nhân quyền kêu gọi chế độ quân chủ vùng Vịnh sử dụng khoản lợi nhuận “lớn nhất mà công ty kiếm được trong 1 năm” để hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng.
Ả Rập Xê-út, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cam kết vào năm 2060 sẽ đạt mức trung hòa carbon nhưng sẽ không từ bỏ đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, khiến các tổ chức môi trường dấy lên hoài nghi.
Trong một thông cáo báo chí, ông Amin Nasser cho biết Aramco đã khởi động “chương trình đầu tư lớn nhất trong lịch sử” vào năm 2022, đó là tăng chi tiêu vốn thêm 18% lên 37,6 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Aramco đã đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí nhà kính xuống mức phát thải ròng bằng 0 tại các khu công nghiệp của mình vào năm 2050. Mục tiêu này không tính đến lượng khí thải do người tiêu dùng của Ả Rập Xê-út ở nước ngoài thải ra.
Chi tiêu công
Mặc dù giá dầu đã giảm kể từ năm 2022, nhưng sẽ vẫn ở mức cao trong năm nay, đặc biệt được OPEC+, liên minh các nước xuất khẩu dầu mỏ dưới sự dẫn dắt của Saudi Arabia và Nga, thông qua việc cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu vào tháng 10/2022.
Tuy nhiên, quyết định này đã bị Washington chỉ trích gay gắt vào thời điểm đó.
Chuyên gia nghiên cứu Robert Mogielnicki tại Viện nghiên cứu các quốc gia vùng Vịnh ở Washington cho biết: “Tôi không mong đợi Aramco đạt kỷ lục lần nữa vào năm 2023, nhưng mong rằng hiệu suất sẽ vẫn duy trì mạnh mẽ".
Lợi nhuận của Aramco đã thúc đẩy GDP của Ả Rập Xê-út tăng 8,7% vào năm 2022, đạt tỷ lệ cao nhất trong số các nước G20.
Aramco, nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế để hạn chế phụ thuộc vào dầu mỏ. Thứ Năm vừa qua, Aramco đã đạt bước nhảy vọt trong các hoạt động phi hydrocarbon vào quý 4/2022, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kê của cơ quan Ả Rập Xê-út.
Nhưng sự ràng buộc giữa chi tiêu công và doanh thu từ dầu mỏ đã thúc đẩy mức tăng trưởng này, ông Justin Alexander, Giám đốc nội các Khalij Economics, nhấn mạnh vai trò trọng tâm của Aramco trong nền kinh tế hàng đầu của thế giới Arab.
Các cơ sở dầu mỏ Aramco đã hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa trong những năm gần đây do phiến quân Houthi ở nước láng giềng Yemen, được Iran hậu thuẫn, gây ra.
Nhưng việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Ả Rập Xê-út và Iran, được công bố hôm thứ Sáu (10/3) sau 7 năm rạn nứt, có thể làm giảm thiểu những rủi ro tương tự trong những tháng tới.
Aramco rơi xuống vị trí công ty lớn thứ 3 thế giới |
Saudi Aramco sẽ chọn nước nào để đầu tư xây dựng cơ sở xuất khẩu LNG? |
Saudi Aramco quyết định tăng giá dầu một lần nữa |
Nh.Thạch
AFP
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý