Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

THẾ GIỚI 24H: Tin tặc Trung Quốc phá vụ kiện ở Biển Đông

07:00 | 18/10/2015

1,061 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tòa án Trọng tài quốc tế tại La Haye đã bị tin tặc tấn công trong lúc đang diễn ra phiên tòa kéo dài một tuần về vụ kiện tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
tin nhap 20151017230326

Vụ việc xảy ra hồi tháng 7 trong khi Phillippines thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với 80% Biển Đông mà Manila nói là lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế của mình.

ThreatConnect, một công ty an ninh của Mỹ, đã phân tích phần mềm và cơ sở hạ tầng được sử dụng và cho biết rằng website của tòa án đã bị nhiễm phần mềm độc hại do ai đó ở Trung Quốc cài vào. Trung Quốc không tham gia phiên tòa ở La Haye.

Theo ThreatConnect, những tin tặc đã cài vào trang web của tòa án trọng tài về vụ kiện một đoạn mã làm nhiễm độc máy tính của những ai ghé vào đọc trang này. Điều này khiến các nhà ngoại giao, các luật sư và các nhà báo quan tâm tới vụ việc có nguy cơ bị đánh cắp thông tin, và rộng hơn nữa là những tổ chức nơi họ làm việc.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Abigail Valte, người có mặt ở La Haye, cho biết bà có nghe nói về vụ tấn công. “Chúng tôi đã ngạc nhiên về việc này”- bà Valte nói.

Ngoài việc tăng cường sự hiện diện quân sự, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hoạt động do thám trên mạng như một mặt trận mới trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Trước đây cũng đã từng có những dấu hiệu về những vụ tấn công mạng xảy ra ở những nước vào những lúc có căng thẳng với Trung Quốc.

Nguy cơ Thủ tướng Malaysia bị bỏ phiếu bất tín nhiệm

Ngày 17/10, nghị sỹ Đảng Công lý Nhân Dân (PKR) đối lập ở Malaysia, ông Hee Loy Sian đã trình kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm với Thủ tướng Najib Razak trong phiên họp Quốc hội vào ngày 19/10 tới.

Cuộc bỏ phiếu được xem như một phép thử lớn nhất đối với sự nghiệp chính trị của ông Najib liên quan tới bê bối tại Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.

Tuy ít có khả năng thành công do phe đối lập thiếu 25 ghế để hội đủ một đa số, song động thái này sẽ gia tăng áp lực lên nhà lãnh đạo đang bị chao đảo bởi vụ bê bối trên.

Thủ tướng Najib đến thời điểm này vẫn tại vị là nhờ sự kiểm soát chặt chẽ trong Đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) cầm quyền, bất chấp phe đối lập đưa ra cáo buộc chống lại ông liên quan đến vấn đề tham nhũng và quản lý tài chính tại 1MDB.

Cuối tháng 8 vừa qua, nhiều cuộc biểu tình lớn do phe đối lập tổ chức đã nổ ra nhằm đòi ông Najib Razak từ chức, song vị Thủ tướng Malaysia khẳng định ông sẽ không khuất phục trước sức ép này.

Dầu thô sẽ tiếp tục dư thừa trong năm 2016

Lượng dầu dư thừa trên thị trường thế giới hiện nay đã đẩy giá dầu thô xuống thấp và có thể sẽ tiếp tục trong năm 2016, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.

Tổ chức có trụ sở ở Paris của 29 quốc gia nhập khẩu dầu mỏ dự báo một sự "suy giảm rõ rệt" nhu cầu tiêu thụ nhiều dầu hơn, tương tự như dự báo của IMF nói rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ khiêm tốn trong năm tiếp theo. IEA cho biết họ dự kiến tăng trưởng nhu cầu toàn cầu giảm từ mức cao nhất trong năm năm là 1,8 triệu thùng một ngày trong năm nay xuống mức tăng trưởng bình thường hơn là 1,2 triệu thùng vào năm sau.

Họ dự đoán tiêu thụ của thế giới sẽ đạt mức trung bình 95,7 triệu thùng một ngày vào năm sau, giảm 100.000 thùng so với ước tính vào tháng trước.

"Dự báo sự sụt giảm rõ rệt ở mức tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ vào năm sau và thêm dầu của Iran sẽ đổ tới - nếu chế tài của quốc tế được nới lỏng - có thể sẽ khiến thị trường dư thừa nguồn cung đến hết năm 2016"- IEA cho biết.

Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng việc kinh tế Trung Quốc chậm lại cũng sẽ cắt giảm nhu cầu tiêu thụ tổng thể của thế giới vào năm sau, mặc dù IEA nói rằng tiêu thụ dầu của Bắc Kinh tiếp tục tăng trong những tháng gần đây.

Giá dầu thế giới đã liên tục ở mức dưới 50 USD/thùng trong những tháng gần đây, ít hơn phân nửa mức giá cách đây 15 tháng. Do đó chi phí xăng dầu cho người lái xe ở một số nước đã được hạ xuống, nhưng cũng dẫn đến việc sa thải người lao động trong một số lĩnh vực của ngành dầu khí khi nhu cầu dầu của thế giới chậm lại.

Mỹ muốn lật đổ chính phủ Guatemala

Chính phủ Mỹ ngày 16/10 đã tuyên bố tài trợ thêm 5 triệu USD cho Ủy ban quốc tế chống miễn trừ hình phạt tại Guatemala (CICIG), cơ quan từng tiến hành vụ điều tra tham nhũng khiến chính phủ của cựu Tổng thống Guatemala Otto Pérez Molina bị sụp đổ.

Mặc dù về danh nghĩa là một cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, CICIG vẫn được nhìn nhận như một công cụ gây ảnh hưởng trực tiếp của Mỹ tại Guatemala.

Ngân sách hoạt động của cơ quan này khoảng 10 triệu USD mỗi năm và chỉ riêng từ năm 2008, số tiền tài trợ trực tiếp và công khai của Mỹ cho ủy ban này đã là 36 triệu USD.

Trước khi CICIG bắt đầu phanh phui các vụ tham nhũng khiến cựu Phó Tổng thống Roxana Baldetti từ chức hồi tháng 5 vừa qua và mở đầu cho quá trình sụp đổ của chính quyền Pérez Molina, Đại sứ Mỹ tại Guatemala từng gây sức ép buộc chính ông Molina phải gia hạn hoạt động cho CICIG.

Hình ảnh ấn tượng

tin nhap 20151017230326
Máy bay Sukhoi Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ bắn pháo sáng trong một cuộc diễu bình mừng ngày Không lực tại Căn cứ Không quân Hindon gần New Delhi.

G.K

Theo AFP. AP, Reuters