Thành lập Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Công Thương, đại diện Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp đang đầu tư phát triển lĩnh vực năng lượng, đại diện các tổ chức đối tác phát triển của Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ...
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị. |
Bộ Công Thương Việt Nam và các đối tác phát triển (DPs) chủ trương hợp tác phát triển năng lượng tại Việt Nam trong bối cảnh thực thi Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Các bên tham dự công ước cam kết sẽ nỗ lực để các khoản viện trợ phát triển (ODA) phù hợp với các hệ thống và chính sách của từng quốc gia đạt hiệu quả cao nhất, bao gồm cả những nỗ lực tạo điều kiện cho đầu tư nhiều hơn nữa trong lĩnh vực phát triển nguồn năng lượng bền vững, năng lượng sạch, tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại và cải thiện hiệu quả việc sử dụng năng lượng cũng như cơ sở hạ tầng năng lượng.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Các cuộc tham vấn giữa các đối tác phát triển và các cơ quan của Chính phủ Việt Nam thời gian qua đã khẳng định sự cần thiết của việc thành lập Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam, tạo ra một cơ chế hợp tác mang tính sâu rộng, chặt chẽ hơn. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, tập trung đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, tăng cường hiệu quả trong việc tham vấn cấp cao về chính sách, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thực hiện các mục tiêu về an ninh năng lượng, phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện các nỗ lực quốc gia và cam kết quốc tế về phát triển bền vững.
Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn EU phát biểu tại Hội nghị. |
Trong bối cảnh chi phí của công nghệ năng lượng tái tạo đang giảm, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam khai mở tiềm năng sử dụng năng lượng sạch tại tại các thành phố lớn, các khu vực đông dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp và cả tại các hộ gia đình. Chuyển đổi năng lượng sang một nền kinh tế xanh hơn sẽ góp phần chống biến đổi khí hậu bằng việc giảm nồng độ khí phát thải nhà kính tới mức an toàn. Nhiều năng lượng tái tạo hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn sẽ nâng cao chất lượng không khí cho người dân, giảm rủi ro địa chính trị bằng việc hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như tạo ra phát triển xanh cùng với hàng nghìn việc làm.
Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, khẳng định: Phát triển năng lượng bền vững là mục tiêu chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam. EU cam kết mạnh mẽ sẽ cố gắng hết mức để giúp Việt Nam giải quyết thách thức này. Công việc này đòi hỏi một phương án toàn diện có tính đến những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đạt được nền kinh tế xanh hơn thông qua năng lượng bền vững là rất tốt đối với Việt Nam.
Bùi Công
-
Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm sang EU
-
Kịch bản cung ứng điện năm 2025
-
Thống đốc NHNN nêu giải pháp để hoạt động tín dụng gắn với phát triển kinh tế xanh
-
Hợp tác Việt Nam - EU theo hướng phát triển xanh và bền vững
-
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì một tương lai bền vững
-
Tin tức kinh tế ngày 16/11: Thu ngân sách gần “về đích”
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu